Zalo
Facebook

Que đo máy hiện sóng là gì? Tìm hiểu về que đo máy hiện sóng

Một máy hiện sóng chỉ có thể hoạt động khi bạn kết nối nó với tín hiệu cần đo, và để làm điều này, bạn cần sử dụng que đo (đầu dò). Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về que đo máy hiện sóng nhé!

Que đo máy hiện sóng là gì? Tìm hiểu về que đo máy hiện sóng
Que đo máy hiện sóng là gì? Tìm hiểu về que đo

Xem thêm: Máy hiện sóng là gì? Chức năng và ứng dụng của nó

Que đo máy hiện sóng là gì?

Que đo là thiết bị đầu vào giúp truyền tín hiệu từ mạch đến máy hiện sóng. Nó có dạng nhọn để đo tại một điểm cụ thể trên mạch. Hiện nay, có các loại que đo với thiết kế móc hoặc kẹp giúp việc đo và kiểm tra dễ dàng hơn. Mỗi que đo thường có một kẹp nối đất để đảm bảo kết nối an toàn tới điểm nối đất trên mạch.

Phân loại que đo máy hiện sóng

Mặc dù que đo có vẻ đơn giản – Chỉ cần kết nối và chốt vào mạch để đo – nhưng thực tế có rất nhiều loại que đo khác nhau mà bạn có thể lựa chọn.

Que đo máy hiện sóng
Que đo máy hiện sóng

1. Que đo thụ động (Passive Probe)

Loại que đo này thường đi kèm với máy hiện sóng. Hầu hết chúng có một lượng suy hao (Attenuated). Điều này có nghĩa là tín hiệu sẽ bị suy giảm trước khi đến máy hiện sóng.

Hầu hết các que đo có điện trở là 9MΩ. Khi kết nối que đo với máy hiện sóng, máy có trở kháng đầu vào 1MΩ, tạo ra một bộ chia điện áp 1/10. Những que đo này thường được gọi là que đo suy hao 10X. Một số que đo hiện đại cho phép bạn chuyển đổi giữa chế độ 10X và 1X (không suy hao).

Que đo suy hao được sử dụng để cải thiện độ chính xác của đo ở tần số cao, nhưng nó sẽ làm giảm biên độ tín hiệu. Để đo tín hiệu có điện áp thấp, bạn nên sử dụng que đo 1X (không suy hao).

2. Que đo chủ động (Active Probe)

Loại que đo này sử dụng nguồn điện riêng để hoạt động. Nó có khả năng khuếch đại tín hiệu và thậm chí xử lý tín hiệu trước khi truyền đến máy hiện sóng. Loại này thường được thiết kế đặc biệt để đo dòng điện AC hoặc DC.

3. Que đo dòng điện

Loại que đo này không tiếp xúc với mạch điện, mà chỉ kẹp quanh dây để đo dòng.

Xem thêm: Thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng

Khi sử dụng máy hiện sóng để đo tín hiệu có tần số, điện áp cao, bạn nên lựa chọn sử dụng các loại que đo cao áp hoặc chất lượng cao để đảm bảo an toàn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11

Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...