Nếu là dân kỹ thuật thì chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với màn hình LCD rồi. Thế nhưng, bạn đã biết toàn bộ về loại màn hình này chưa? Tại sao nó lại phổ biến đến vậy? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Sau đây, Học viện iT.vn sẽ chia sẻ tới các bạn kiến thức về màn hình LCD: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những ưu, nhược điểm nhé!
Xem thêm: Độ phân giải là gì? Hướng dẫn thay đổi độ phân giải màn hình
1. Màn hình LCD là gì?
Màn hình LCD (Là viết tắt của cụm từ Liquid Crystal Display) hay còn được gọi với cái tên màn hình tinh thể lỏng. Nó là loại màn hình phẳng sử dụng các tinh thể lỏng ở dạng hoạt động chính của nó.
Trên thực tế, LCD được ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến là màn hình điện thoại thông minh, tivi, máy tính, đồng hồ thông minh,…
2. Cấu tạo của màn hình LCD
Ta có thể có cái nhìn trực quan về cấu tạo của màn hình LCD thông qua hình ảnh dưới đây.
Từ hình ảnh trên, ta có thể thấy màn hình LCD được cấu tạo 5 lớp xếp chồng lên nhau:
- Lớp kính lọc phân cực dựng thẳng có tác dụng lọc ánh sáng tự nhiên đi vào.
- Lớp kính có các điện cực ITO.
- Lớp tinh thể lỏng.
- Kính lọc phân cực nằm ngang.
- Gương phản xạ lại ánh sáng cho người xem.
Màn hình LCD có khả năng hiển thị màu sắc là nhờ các điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có thể thay đổi màu sắc và cường độ ánh sáng. Chúng hiển thị màu sắc theo quy tắc phối màu phát xạ từ 3 màu lam, lục, đỏ. Từ đó, những điểm ảnh bật hoặc tắt các màu sắc này để tạo ra một điểm màu nhất định. Quá trình tập hợp nhiều điểm màu cho ra những hình ảnh hiển thị trên màn hình LCD.
3. Nguyên lý hoạt động của màn hình LCD
Màn hình LCD hoạt động theo nguyên tắc ánh sáng nền.
Cụ thể, đèn nền cung cấp ánh sáng phía sau màn hình. Ánh sáng này đi qua các lớp trong màn hình LCD sẽ có hiện tượng như sau: Các tinh thể lỏng sẽ chặn ánh sáng phân cực khi chúng tắt, nhưng lại phản xạ các loại ánh sáng lam, lục hoặc đỏ khi được kích hoạt.
Hiểu một cách đơn giản, màn hình LCD dùng đèn nền và các pixel được bật/tắt cùng việc các tinh thể lỏng xoay ánh sáng phân cực để tạo ra hình ảnh hiển thị.
4. Ưu và nhược điểm của màn hình LCD
4.1 Ưu điểm
Màn hình LCD sở hữu các ưu điểm sau:
- Hình ảnh trung thực và sắc nét, độ phân giải tốt (1080p).
- Độ sáng cao.
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe người sử dụng.
- Không ảnh hưởng tới bất kỳ từ trường nào.
- Có hình dạng và kích thước độc đáo, nổi trội là các loại màn hình cong.
- Giá thành rẻ, được ứng dụng trên nhiều thiết bị.
4.2 Nhược điểm
Màn hình LCD có các nhược điểm sau:
- Kích thước khá dày do có tới 3 lớp kính.
- Tiêu hao nhiều điện năng hơn màn hình OLED do dùng đèn nền.
- Khi ra ngoài ánh sáng mặt trời hoặc đèn trong phòng quá sáng sẽ khiến màu sắc hiển thị kém.
- Thời gian phản hồi chậm.
5. Phân loại màn hình LCD
Nhìn chung, ta có thể chia màn hình LCD thành 4 loại tấm nền: TN, IPS, VA và AFFS.
5.1 Màn hình TN
TN (Twisted nematic) là loại màn hình LCD lâu đời nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến cho đến hiện tại.
Ưu điểm của màn hình TN là giá thành rẻ, thời gian sản xuất nhanh và không có giới hạn về kích thước, độ phân giải, hình dạng hay tốc độ làm mới.
Khi nhìn từ góc nghiêng khoảng 45 độ, ta có thể thấy rõ điểm yếu của loại màn hình này đó là khả năng tái tạo màu sắc và góc nhìn không sắc nét.
5.2 Màn hình IPS
IPS (In-plane switching) là loại màn hình ra đời với mục tiêu loại bỏ nhược điểm của màn hình TN.
Với mục tiêu này, màn hình IPS có chất lượng hình ảnh, độ chính xác màu sắc và góc nhìn tốt nhất. Chính vì vậy, chúng phù hợp cho các công việc thiết kế đồ họa cũng như những ứng dụng khác đòi hỏi khả năng tái tạo màu sắc nhất quán và chính xác.
Ngoài ra, màn hình IPS còn có một ưu điểm lớn đó là góc nhìn rộng lên đến 178 độ.
5.3 Màn hình VA
Không nhanh như tấm nền TN và không đẹp như tấm nền IPS, nhưng bù lại tấm nền VA (Vertical alignment) lại có tỷ lệ tương phản cực cao. Cho nên, ta có thể coi màn hình VA là một sự kết hợp hài hòa giữa TN và IPS.
Vì thời gian phản hồi kém nên màn hình VA thường không phải là lựa chọn tốt nhất cho các game thủ.
5.4 Màn hình AFFS
AFFS (Công nghệ chuyển đổi trường rìa tiên tiến) tương tự với IPS hoặc S-IPS, chúng đều mang lại hiệu suất vượt trội và gam màu với độ sáng cao.
Sự thay đổi màu sắc cũng như độ lệch bởi rò rỉ ánh sáng đã được tấm nền AFFS khắc phục bằng cách tối ưu hóa gam trắng, giúp tăng cường khả năng tái tạo màu trắng/xám.
Có thể bạn quan tâm: Cách biến màn hình laptop thành màn hình rời đơn giản
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về những kiến thức về màn hình LCD mà dân kỹ thuật nên biết. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
3 cách cài máy in cho MacBook đơn giản, dễ thực hiện
Cài đặt máy in cho MacBook là một trong những kỹ năng cơ bản mà...
Th1
4 cách sửa màn hình Macbook bị nhiễu tại nhà
Lỗi màn hình Macbook bị nhiễu là một trong những vấn đề khá nghiêm trọng,...
Th1
Nguyên nhân và cách khắc màn hình MacBook bị ám xanh
Màn hình MacBook bị ám xanh là một lỗi phổ biến mà nhiều người dùng...
Th1
Cách sửa màn hình Macbook bị hở sáng hiệu quả nhất
Màn hình Macbook bị hở sáng là hiện tượng ánh sáng đèn nền màn hình...
Th1
Khắc phục lỗi máy in không nhận lệnh in
Lỗi máy in không nhận lệnh in là một trong những lỗi quen thuộc khi...
Th1
Hướng dẫn sửa lỗi “The system cannot find the file specified” hiệu quả
Lỗi "The system cannot find the file specified" thường xảy ra khi hệ điều hành...
Th1