Zalo
Facebook

Cập nhật BIOS cho laptop: Nên hay không? Tại sao?

Các bản cập nhật BIOS không làm cho laptop chạy nhanh hơn hay thêm tính năng mới nhưng chúng vẫn bổ sung những cải tiến quan trọng. Dù vậy, các chuyên gia khuyên người dùng chỉ nên cập nhật BIOS cho laptop nếu thật sự cần thiết. 

Có nên cập nhật BIOS laptop?
Có nên cập nhật BIOS laptop?

Vậy BIOS là gì? Khi nào thì chúng ta cần cập nhật BIOS cho laptop? Hãy cùng HOCVIENiT.vn tìm hiểu chủ đề này trong nội dung bài viết sau đây nhé!

Xem thêm: Sự khác biệt giữa UEFI và BIOS? Bạn nên sử dụng cái nào?

BIOS là gì? 

BIOS là phần mềm hệ thống cấp thấp có chức năng kiểm soát các tính năng căn bản của máy tính như: Kết nối và chạy driver cho thiết bị ngoại vi, khởi động hệ điều hành trên máy tính của bạn, hiển thị tín hiệu…

Màn hình BIOS cơ bản
Màn hình BIOS cơ bản

Về cơ bản, khi bạn bật bật nguồn máy tính, BIOS sẽ tiến hành “đánh thức” từng thành phần linh kiện và kiểm tra xem chúng có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển kiểm soát hệ thống lại cho hệ điều hành.

Tại sao bạn được khuyên không nên cập nhật BIOS?

Các bản cập nhật BIOS không phải là những bản nâng cấp phần mềm lớn bổ sung tính năng mới, vá bảo mật hay cải tiến hiệu suất. Thông thường cập nhật BIOS thường chỉ để sửa một số lỗi phần cứng “khó hiểu” hay đơn giản là hỗ trợ cho một kiểu CPU mới.

BIOS được nạp trực tiếp vào chip trên bo mạch
BIOS được nạp trực tiếp vào chip trên bo mạch

Ngoài ra, việc nạp BIOS cũng khá phức tạp, đòi hỏi người dùng phải thực hiện trên DOS và thao tác theo đúng hướng dẫn riêng của nhà sản xuất. Chỉ cần phiên bản BIOS không tương thích với phần cứng cũng có thể gây sự cố khiến máy tính không thể khởi động được.

Vậy khi nào nên cập nhật BIOS cho laptop?

Do không mang tới nhiều cải tiến, thậm chí dễ gây ra lỗi nên bạn chỉ cập nhật BIOS khi thuộc các trường hợp dưới đây:

  • Lỗi: Nếu laptop gặp lỗi đã được sửa trong bản cập nhật BIOS mới thì bạn nên cập nhật. 
  • Hỗ trợ phần cứng: Đôi khi nhà sản xuất sẽ bổ sung hỗ trợ thêm phần cứng mới như CPU trong bản cập nhật BIOS mới. 

Để biết bản cập nhật BIOS có cần thiết hay không, bạn hãy truy cập vào website của nhà sản xuất để đọc thông tin thay đổi.

Thay đổi cập nhật BIOS mới sẽ được ghi trong phần Note
Thay đổi cập nhật BIOS mới sẽ được ghi trong phần Note

Nếu laptop vẫn đang hoạt động bình thường, laptop không có thêm phần cứng cần hỗ trợ, bạn KHÔNG NÊN CẬP NHẬT BIOS. Bởi phần lớn trường hợp bạn sẽ không thấy bất cứ sự khác biệt gì giữa phiên bản BIOS cũ và mới. Thậm chí laptop có thể gặp lỗi với phiên bản BIOS mới.

Bạn đang muốn cập nhật BIOS cho laptop nhưng không biết cách thực hiện? Bạn gặp lỗi trong quá trình nâng cấp? Chia sẻ tình trạng thiết bị của bạn trong phần bình luận bên dưới bài viết để HOCVIENiT.vn tư vấn trong thời gian sớm nhất nhé!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...