Zalo
Facebook

4 cách sửa lỗi Diagnosing your PC Win 10 và Win 11

Máy tính đột ngột chuyển sang màu đen kèm thông báo lỗi “Diagnosing your PC”? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục lỗi Diagnosing your PC hiệu quả nhất.

4 cách sửa lỗi Diagnosing your PC Win 10 và Win 11
4 cách sửa lỗi Diagnosing your PC Win 10 và Win 11

Xem thêm: 5 lỗi phần mềm thường gặp trên máy tính và cách khắc phục

Diagnosing your PC là lỗi gì?

Diagnosing your PC là thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình khi máy tính Windows của bạn gặp sự cố nghiêm trọng và cần được khởi động lại để tự động sửa chữa. Lỗi này thường đi kèm với màn hình đen và có thể khiến bạn không thể truy cập vào máy tính.

Lỗi Diagnosing your PC
Lỗi Diagnosing your PC

Nguyên nhân gây ra lỗi Diagnosing your PC

Nguyên nhân gây ra lỗi Diagnosing your PC là do:

  • Dung lượng hệ thống quá tải: Do có nhiều dữ liệu dư thừa như tập tin rác, lịch sử duyệt web, ứng dụng không cần thiết,… nên máy tính không đủ dung lượng để khởi động các tiến trình cần thiết.
  • Tệp hệ thống bị lỗi: Do virus, cập nhật Windows lỗi hoặc tắt máy đột ngột, các tệp tin hệ thống bị hỏng dẫn đến lỗi Diagnosing your PC.
  • Tính năng Automatic Repair không hoạt động: Khi Automatic Repair gặp trục trặc, nó sẽ không thể tự động sửa chữa lỗi khởi động, dẫn đến kẹt ở màn hình “Diagnosing your PC”.
  • Hệ thống miễn dịch BCD bị hỏng: BCD (Boot Configuration Data) bị hỏng do lỗi cập nhật Windows hoặc tắt máy đột ngột khiến máy tính không thể khởi động bình thường.

Cách sửa lỗi Diagnosing your PC

1. Khởi động vào Safe Mode để giải phóng dung lượng

Để giải phóng dung lượng, xóa các dữ liệu dư thừa trong máy tính, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn khởi động lại máy tính. Khi logo Windows xuất hiện, nhấn và giữ phím F8 liên tục cho đến khi menu Advanced Boot Options hiện ra.

Menu Advanced Boot Options
Menu Advanced Boot Options

Bước 2: Tiếp theo, bạn chọn Enable Safe Mode with Networking hoặc Enable Safe Mode (nếu bạn không có kết nối internet).

Bước 3: Sau khi khởi động vào Safe Mode, bạn hãy truy cập vào Disk Cleanup bằng cách tìm kiếm qua menu Start rồi lựa chọn ổ đĩa mà bạn muốn dọn dẹp.

Nhấn vào Clean up system files
Nhấn vào Clean up system files

Bước 4: Khi đó, bạn có thể xóa các tập tin rác trong ổ đĩa mà bạn chọn bằng cách nhấn vào Clean up system files và nhấn OK.

Chạy Disk Cleanup
Chạy Disk Cleanup

Bước 4: Khởi động lại máy tính và kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục hay chưa.

2. Sử dụng SFC và DISM để sửa chữa tệp hệ thống

Nếu nguyên nhân gây ra lỗi Diagnosing your PC là do tệp hệ thống có vấn đề thì bạn có thể sửa như sau:

Bước 1: Bạn tìm kiếm “cmd” trong menu Start, kích chuột phải vào Command Prompt và chọn Run as administrator.

Bước 2: Trong giao diện Command Prompt, bạn chạy lệnh sau: “sfc /scannow” và nhấn Enter.

Chạy lệnh “sfc /scannow”
Chạy lệnh “sfc /scannow”

Lệnh SFC sẽ quét và sửa chữa các tệp hệ thống bị hỏng. Quá trình này có thể mất một chút thời gian. Sau khi quét xong, bạn hãy khởi động lại máy tính và kiểm tra lỗi đã được khắc phục hay chưa.

Nếu lỗi vẫn tiếp diễn, bạn hãy chạy lệnh DISM để sửa chữa tệp hệ thống. Trong giao diện Command Prompt dưới quyền quản trị, bạn nhập các lệnh sau và nhấn Enter:

DISM.exe /Online /Cleanup-image /Restorehealth

DISM.exe /Online /Cleanup-image /Scanhealth

DISM.exe /Online /Cleanup-image /Checkhealth

Khởi động máy tính một lần nữa và kiểm tra lại lỗi.

Chạy lệnh “DISM.exe /Online /Cleanup-image /Restorehealth”
Chạy lệnh “DISM.exe /Online /Cleanup-image /Restorehealth”

3. Vô hiệu hóa tính năng Automatic Repair

Lưu ý: Cách này chỉ nên áp dụng khi bạn đã thử các cách khác mà không thành công.

Các bước thực hiện vô hiệu hóa tính năng Automatic Repair như sau:

Bước 1: Khởi động vào Safe Mode with Networking (Xem hướng dẫn ở Cách 1).

Bước 2: Tiếp theo, bạn mở Command Prompt với quyền quản trị rồi chạy lệnh sau: “bcdedit /set recoveryenabled NO” và nhấn Enter.

Chạy lệnh “bcdedit /set recoveryenabled NO”
Chạy lệnh “bcdedit /set recoveryenabled NO”

Bước 3: Khởi động lại máy tính và kiểm tra lỗi đã được khắc phục hay chưa.

4. Reset lại toàn bộ hệ thống

Nếu tất cả các phương pháp trên không khắc phục được lỗi thì bạn hãy tiến hành reset lại toàn bộ hệ thống.

Lưu ý: Cách này sẽ xóa tất cả dữ liệu và cài đặt trên máy tính của bạn. Hãy sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện.

Bước 1: Bạn nhấn Windows + I để mở Settings.

Bước 2: Sau đó, bạn chọn Update & Security rồi chuyển xuống mục Recovery ở phía bên trái.

Bước 3: Trong phần Reset this PC, bạn nhấp vào Get started.

Nhấp vào Get Started
Nhấp vào Get Started

Bước 4: Bạn chọn tiếp Remove everything (Xóa mọi thứ) nếu bạn muốn xóa tất cả dữ liệu và cài đặt. Hoặc chọn Keep my files (Giữ tệp tin của tôi) nếu bạn muốn giữ lại tệp tin cá nhân.

Các tùy chọn Reset this PC
Các tùy chọn Reset this PC

Bước 5: Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất quá trình reset.

Xem thêm: Tổng hợp lỗi phần cứng laptop thường gặp

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách sửa lỗi Diagnosing your PC. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất.

Bài viết liên quan

Cách kiểm tra iPhone đã qua sửa chữa hay chưa nhanh nhất

Nếu muốn trở thành kỹ thuật viên sửa chữa điện thoại thì bạn sẽ cần...

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

Trên máy tính, laptop luôn được thiết kế sẵn các cổng AV (Audio Video). Tuy...

Điện trở công suất là gì? Các loại điện trở công suất

Điện trở công suất là linh kiện quan trọng trong các ứng dụng điện tử...

Mạch ổn áp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp

Mạch ổn áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện hoạt...

Mạch lọc nguồn một chiều: Khái niệm, nguyên lý hoạt động, cấu tạo và ứng dụng

Mạch lọc nguồn một chiều đóng vai trò quan trọng trong máy tính. Nó giúp...

Tìm hiểu chi tiết về mạch đèn LED USB cho máy tính

Mạch đèn LED USB có thể được sử dụng để làm nguồn sáng khi mất...