Có thể nói ổ cứng là thiết bị vô cùng quen thuộc với các bạn sử dụng máy tính. Thế nhưng liệu bạn đã biết đến những bí mật chưa từng tiết lộ về máy tính chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
1. Bí mật về ổ cứng đầu tiên
Bạn có biết ổ cứng đầu tiên được phát hành vào năm 1956 có thiết lập thành một phần của hệ thống máy tính IBM chứ nó không hề xuất hiện trên các bộ phận lưu trữ ngoài. Trong đó, ổ cứng này được thiết kế 50 tấm đĩa có kích thước 24″ với tổng dung lượng đạt tới 5 triệu ký tự. Một đầu từ của ổ cứng được dùng để truy cập vào tất cả các tấm đĩa nên dẫn đến tốc độ truy nhập trung bình khá thấp. Hơn thế nữa, kích thước của ổ cứng đời đầu tiên còn ngang bằng một chiếc tủ lạnh ngày nay. Thật bất ngờ phải không nào!
2. Giá thuê ổ cứng này rất cao
Ổ cứng đời đầu tiên khi ra mắt cho mức giá rất cao, khoảng 35.000 USD. Điều này tương đương với việc bạn sẽ phải chi trả khoảng 8.500 USD cho mỗi Megabit (MB).
3. Ổ cứng hiện tại rẻ hơn rất nhiều lần ổ cứng cũ
Theo mức giá được công bố trên Amazon.com – Ông vua bán lẻ trực tuyến khổng lồ được đông đảo khách hàng trên thế giới sử dụng, trung bình một chiếc ổ cứng có giá khoảng 200 USD. Như vậy tính ra, ổ cứng hiện tại rẻ hơn gấp 300 lần ổ cứng đời đầu.
4. Ổ cứng hiện đại rất giống ổ cứng cũ
Bạn có tin được không? Thiết kế của ổ cứng hiện đại có rất nhiều điểm tương đồng với ổ cứng những đời đầu. Ví dụ như các loại ổ đĩa này đều chứa phiến đĩa (platter) chứa thông tin.
5. Tổng dung lượng lưu trữ của IBM dưới 4MB
Thế hệ đầu tiên của ổ cứng được sản xuất chỉ có mức dung lượng dưới 4MB. Mức dung lượng này chỉ nhỏ bằng mức dung lượng trung bình của một bản nhạc dài khoảng 3 phút thông thường.
6. Chúng ta chỉ mất 60 năm để sở hữu ổ cứng có mức dung lượng lớn với chi phí thấp
Như chúng ta đã thấy, từ năm 1956 đến nay, chúng ta đã phát triển được ổ cứng lên một tầm cao mới với mức dung lượng gấp khoảng 2 triệu lần và chi phí cực thấp.
7. Ổ cứng chính là nền tảng phát triển cho các ngành công nghệ mới
Phát triển ổ cứng đồng nghĩa với việc gia tăng khả năng lưu trữ dữ liệu. Điều này đã đóng góp vô cùng to lớn trong công cuộc tạo dựng và phát triển các ngành công nghệ mới.
8. Cần 3,14 PB (khoảng 3,3 triệu GB) dung lượng ổ cứng để lưu trữ toàn bộ phim trên Netflix
Theo báo cáo được công bố vào năm 2013, bạn cần tới 3,14 PB (khoảng 3,3 triệu GB) dung lượng ổ cứng để lưu trữ toàn bộ phim trên Netflix.
9. Byte và bit không giống nhau.
Trong danh sách này, tất cả các thông tin được tính theo đơn vị byte nhưng đôi khi nó sẽ được đó bằng bit. Trong đó, một bit là một dãy số bao gồm các số 0 và số 1 còn 1 byte tương đương với 8 bit.
10. Kích thước ổ cứng cũng giảm rất lớn
Dung lượng của ổ cứng tăng lên rất nhiều nhưng điều đó không có nghĩa là kích thước của ổ cứng cũng tăng lên mà là ngược lại. Theo tính toán, một MB trong một ổ cứng hiện nay chiếm ít không gian hơn tận 11 tỷ lần so với thời điểm cuối những năm 50.
11. Tốc độ của đĩa quay trong ổ cứng khá nhanh
Tùy thuộc vào mỗi loại ổ cứng lại có tốc độ quay khác nhau. Mặc dù vậy, tốc độ trung bình cũng đã khá nhanh, vào khoảng quay 5.400 hoặc 7.200 lần mỗi phút.
12. Ổ cứng nắm giữ dung lượng lớn nhất hiện nay là SSD
Chúng ta đều biết đến SSD với tốc độ và HDD là dung lượng. Thế nhưng, có một nghịch lý là ổ cứng nắm giữ dung lượng lớn nhất hiện nay là SSD. Đó là ổ cứng Samsung PM1633a với mức dung lượng đạt tới 16TB.
13. Định luật Moore đã ngừng hoạt động với HDD
Định luật Moore là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghệ điện tử. Nó giúp các nhà sản xuất nâng cao hiệu suất phần cứng. Không may thay, định luật này đã không còn được sử dụng cho HDD bởi sự giới hạn về vật lý cũng như sự phát triển nhanh chóng của SSD.
14. Hiện nay, cả ổ cứng HDD và SSD đều không thể thu nhỏ nhiều
Một tin buồn dành cho các bạn là cả ổ cứng HDD và SSD đều không thể thu nhỏ quá nhiều nữa. Bởi nếu tiếp tục thu nhỏ ổ cứng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu không gian và làm hỏng tính chất vật lý của ổ cứng.
15. Trong tương lai, chúng ta sẽ cần lưu trữ dữ liệu theo nhiều cách khác nhau
Ngay từ bây giờ chúng ta đã thấy các nhà sản xuất đã và đang phát triển ra rất nhiều phương thức lưu trữ dữ liệu khác nhau như lưu trữ 3D, lưu trữ holographic, lưu trữ DNA…
Thật là những bí mật thú vị đúng không nào! Hi vọng bài viết trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công! Ngoài ra, bạn đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn
Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...
Th9
Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac
Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...
Th9
Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone
Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...
Th8
5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình
Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...
Th8
Hướng dẫn khắc phục màn hình iPhone không nhận cảm ứng
Màn hình iPhone không nhận cảm ứng là một trong những pan lỗi thường gặp....
Th8
Hướng dẫn khắc phục lỗi màn hình trắng trên iPhone
Lỗi màn hình trắng trên iPhone là một trong những sự cố thường gặp nhất...
Th8