Zalo
Facebook

Transistor: Các kiểu mắc của Transistor

Các kiểu mắc của Transistor
Các kiểu mắc của Transistor

1.1 – Transistor mắc theo kiểu E chung

Mạch mắc theo kiểu E chung có cực E đấu trực tiếp xuống mass hoặc đấu qua tụ xuống mass để thoát thành phần xoay chiều, tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C, mạch có sơ đồ như sau:

Mạch khuếch đại điện áp mắc kiểu E chung
Mạch khuếch đại điện áp mắc kiểu E chung

Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực C. Trong đó:

  • Rg: là điện trở gánh
  • Rđt: Là điện trở định thiên
  • Rpa: Là điện trở phân áp

Đặc điểm của mạch khuếch đại E chung

  • Mạch khuếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 % Vcc.
  • Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuếch đại về điện áp.
  • Dòng điện tín hiệu ra lớn hơn dòng tín hiệu vào nhưng không đáng kể.
  • Tín hiệu đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào : vì khi điện áp tín hiệu vào tăng => dòng IBE tăng => dòng ICE tăng => sụt áp trên Rg tăng => kết quả là điện áp chân C giảm, và ngược lại khi điện áp đầu vào giảm thì điện áp chân C lại tăng => vì vậy điện áp đầu ra ngược pha với tín hiệu đầu vào.
  • Mạch mắc theo kiểu E chung như trên được ứng dụng nhiều nhất trong thiết bị điện tử.

1.2 – Transistor mắc theo kiểu C chung

Mạch mắc theo kiểu C chung có chân C đấu vào mass hoặc dương nguồn (Lưu ý: về phương diện xoay chiều thì dương nguồn tương đương với mass), Tín hiệu được đưa vào cực B và lấy ra trên cực E, mạch có sơ đồ như sau:

Transistor mắc theo kiểu C chung
Transistor mắc theo kiểu C chung

Đặc điểm của mạch khuếch đại C chung:

  • Tín hiệu đưa vào cực B và lấy ra trên cực E
  • Biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào: Vì mối BE luôn luôn có giá trị khoảng 0,6V do đó khi điện áp chân B tăng bao nhiêu thì áp chân C cũng tăng bấy nhiêu => vì vậy biên độ tín hiệu ra bằng biên độ tín hiệu vào.
  • Tín hiệu ra cùng pha với tín hiệu vào: Vì khi điện áp vào tăng => thì điện áp ra cũng tăng, điện áp vào giảm thì điện áp ra cũng giảm.
  • Cường độ của tín hiệu ra mạnh hơn cường độ của tín hiệu vào nhiều lần : Vì khi tín hiệu vào có biên độ tăng => dòng IBE sẽ tăng => dòng ICE cũng tăng gấp β lần dòng IBE vì ICE = β. IBE giả sử Transistor có hệ số khuếch đại β = 50 lần thì khi dòng IBE tăng 1mA => dòng ICE sẽ tăng 50mA, dòng ICE chính là dòng của tín hiệu đầu ra, như vậy tín hiệu đầu ra có cường độ dòng điện mạnh hơn nhiều lần so với tín hiệu vào.
  • Mạch trên được ứng dụng nhiều trong các mạch khuếch đại đêm (Damper), trước khi chia tín hiệu làm nhiều nhánh, người ta thường dùng mạch Damper để khuếch đại cho tín hiệu khoẻ hơn. Ngoài ra mạch còn được ứng dụng rất nhiều trong các mạch ổn áp nguồn (ta sẽ tìm hiểu trong phần sau)

1.3 – Transistor mắc theo kiểu B chung

Mạch khuếch đại kiểu B chung, khuếch đại về điện áp và không khuếch đại về dòng điện. Mạch mắc theo kiểu B chung có tín hiệu đưa vào chân E và lấy ra trên chân C , chân B được thoát mass thông qua tụ.

Mạch mắc kiểu B chung rất ít khi được sử dụng trong thực tế.

Transistor mắc theo kiểu B chung
Transistor mắc theo kiểu B chung

Bài viết liên quan

Cách sửa 7 lỗi thường gặp khi cài Windows 10/11

Cài đặt Windows 10/11 là kỹ năng cốt lõi của kỹ thuật viên sửa laptop....

Hướng dẫn sửa lỗi màn hình xanh System Thread Exception Not Handled (0x0000007E)

Khi sử dụng laptop, bạn có thể gặp lỗi màn hình xanh với thông báo...

Cách sửa lỗi Màn hình xanh Inaccessible Boot Device (0x0000007B)

Lỗi màn hình xanh là một vấn đề khó chịu trên Windows, đặc biệt là...

Cách tạo USB boot để cài Windows từ Ubuntu bằng Ventoy

Bạn cần cài Windows cho laptop nhưng máy lại đang chạy hệ điều hành Ubuntu?...

MacBook không nhận ổ cứng ngoài? Thử ngay 9 cách sau

Khi MacBook không nhận ổ cứng ngoài, đó có thể là sự cố từ hệ...

Hướng dẫn thay cảm biến Touch ID cho MacBook

Tiếp nối các bài viết hướng dẫn học viên cách tháo lắp, thay thế linh...