Khi học sửa laptop, có một mảng kiến thức tưởng chừng đơn giản nhưng lại cực kỳ quan trọng – đó là nhận biết và hiểu rõ các loại chân sạc laptop. Đây là kiến thức nền tảng bắt buộc mà bất kỳ học viên nào cũng phải nắm vững ngay từ giai đoạn đầu.
Bảng tổng hợp nhanh các loại chân sạc laptop phổ biến:
Hình ảnh | Loại chân sạc | Hình dạng | Kích thước | Thông số phổ biến |
Dạng tròn | Trụ rỗng, vỏ kim loại ngoài | 5.5×2.5mm
4.8×1.7mm 7.4×5.0mm 4.0×1.35mm |
45W-65W: Máy văn phòng, mỏng nhẹ
90W-120W: Máy có card đồ họa 135W-200W: Máy trạm, Gaming |
|
USB-C (Type-C) | Đối xứng, nhỏ gọn | 8.4 x 2.6 mm | PD lên đến 100W | |
Dạng kim | Trụ tròn có kim nhỏ ở lõi | 4.5×3.0mm
3.0×1.1mm 7.4×5.0mm |
45W-65W: Máy văn phòng, mỏng nhẹ
90W-120W: Máy có card đồ họa 135W-240W: Máy trạm, Gaming |
|
MagSafe (Apple) | Nam châm, đầu chữ L/T | MagSafe 1, 2 (45W-85W)
MagSafe 3 (67W-140W) |
||
Dạng Vuông | Vuông/chữ nhật, thường màu vàng | 11×4.6mm | 65W – 170W | |
Độc quyền | Đa dạng, thường lớn, nhiều chân | Surface (24W-120W)
Razer (180W-230W) |
1. Chân sạc dạng tròn
Đây là loại chân sạc lâu đời và chiếm tỉ lệ lớn nhất trên thị trường hiện nay. Sạc hình trụ rỗng, có lõi đồng bên trong (cực dương) và vỏ kim loại bên ngoài (cực âm).
Một số kích thước phổ biến:
- 5.5mm x 2.5mm: Thường gặp trên laptop Asus, MSI.
- 4.8mm x 1.7mm: Thường dùng cho một số model HP cũ.
- 4.0mm x 1.35mm: Thường thấy ở dòng Asus Zenbook mỏng nhẹ.
- 7.4mm x 5.0mm: Có thể là dạng tròn hoặc tròn + kim (với HP).
Ưu điểm:
- Giá rẻ, dễ thay, linh kiện phổ thông.
- Phù hợp với đa số laptop phổ thông.
Nhược điểm:
- Dễ bị gãy, lỏng chân cắm nếu sử dụng lâu hoặc bị giật mạnh.
- Dễ nhầm lẫn giữa các kích thước gần giống nhau.
2. Chân sạc USB-C
Đây là loại chân sạc hiện đại, được sử dụng rộng rãi trên các dòng máy đời mới như MacBook (từ 2016), Dell XPS, HP Spectre, Lenovo Yoga, Razer Blade… Chân sạc USB-C rất dễ nhận biết với thiết kế đối xứng, nhỏ gọn. cắm được cả 2 chiều.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ sạc nhanh Power Delivery (PD) lên đến 100W hoặc hơn.
- Có thể dùng chung cho nhiều thiết bị (điện thoại, tablet, laptop, màn hình).
Nhược điểm:
- Không phải cổng USB-C nào cũng hỗ trợ sạc hoặc sạc công suất cao.
- Cáp hoặc sạc không đạt chuẩn có thể gây lỗi sạc hoặc cháy cổng.
3. Chân sạc dạng kim
Chân sạc dạng kim có cấu trúc tương tự dạng tròn, nhưng bên trong có thêm một “cây kim” nằm ở giữa lõi – Đây là nơi truyền tín hiệu nhận dạng ID giữa sạc và laptop. Kim ID không truyền điện, mà truyền tín hiệu mã hóa để laptop xác minh sạc có “chính hãng” hay không.
Kích thước phổ biến:
- 4.5mm x 3.0mm – HP Pavilion, Envy, EliteBook
- 3.0mm x 1.1mm – Acer Aspire
- 7.4mm x 5.0mm (kim to) – HP đời cũ
Ưu điểm:
- Giữ chặt jack cắm, ổn định dòng điện.
- Tăng độ an toàn và tương thích cho hệ thống.
Nhược điểm:
- Kén sạc – chỉ hoạt động với sạc có chip tương thích.
4. Chân sạc MagSafe (Apple)
MagSafe là công nghệ đặc trưng trên MacBook, nổi bật nhờ khả năng kết nối từ tính. Khi người dùng vô tình kéo mạnh dây, đầu sạc sẽ tự động rời ra, tránh làm gãy cổng sạc hoặc hư hỏng mainboard. Sạc có đèn báo hiệu (cam khi sạc, xanh khi đầy).
Các phiên bản theo từng đời MacBook:
- MagSafe 1: Đầu chữ L (trước 2012)
- MagSafe 2: Đầu chữ T (2012–2015)
- MagSafe 3: Dùng cáp USB-C, xuất hiện từ 2021
Ưu điểm:
- An toàn, chống gãy cổng khi bị giật dây
- Đèn báo rõ ràng tình trạng sạc
Nhược điểm:
- Không tương thích giữa các đời
- Giá cao, khó tìm sạc thay thế chính hãng
- Phần lớn không thể sửa, chỉ thay mới
5. Chân sạc hình vuông
Chân sạc hình vuông có màu vàng ở đầu là thiết kế đặc trưng của Lenovo, đặc biệt phổ biến trên các dòng Lenovo G40, G50, Z50 hay ThinkPad (T440, T450) hoặc IdeaPad đời cữ. Sạc có kích thước tiêu chuẩn là 11mm x 4.6mm đi kèm công suất có thể dao động từ 65W đến 170W tùy dòng máy.
Ưu điểm:
- Cắm chắc chắn, ổn định
- Dễ thao tác, ít hỏng vật lý
Nhược điểm:
- Chỉ dùng được cho laptop Lenovo
- Có nhiều mức công suất, dễ cắm sai
6. Các loại chân sạc độc quyền khác
Ngoài các dòng chân cắm phổ biến, nhiều hãng laptop cao cấp hoặc gaming như Microsoft Surface, Razer Blade hay Dell Alienware còn sử dụng chân sạc thiết kế riêng.
- Microsoft Surface: Đầu từ tính, cắm ngang. Công suất từ 24W đến 120W tùy dòng Surface. Không thay thế được.
- Razer Blade: Đầu cắm đặc biệt, có thể là oval hoặc chân 3 chấu. với công suất rất cao (180W – 230W)
Lưu ý: Đây là nhóm máy hiệu suất cao, cần sạc đúng công suất. Cắm sai sẽ gây thiếu nguồn, máy không nhận, thậm chí tự ngắt.
Chọn sạc laptop phù hợp đúng với laptop
Đối với các bạn học viên, việc thay thế sạc phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Điện áp (V): Phải chính xác tuyệt đối.
- Cường độ dòng điện (A) & Công suất (W): Có thể bằng hoặc cao hơn.
- Kích thước chân sạc: Phù hợp tuyệt đối với cổng trên máy.
- Chất lượng sạc: Ưu tiên chính hãng hoặc OEM uy tín, tránh sạc trôi nổi, kém chất lượng.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT về các loại chân sạc laptop phổ biến. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy inbox trực tiếp để các giảng viên tại Học viện iT giải đáp chi tiết.
Bài viết liên quan
Laptop bị giật điện: Nguyên nhân và cách khắc phục
Bạn đã từng gặp cảm giác tê nhẹ khi chạm vào laptop đang sạc? Đó...
Th7
Hướng dẫn vệ sinh PC máy tính để bàn từ A-Z
Vệ sinh máy tính để bàn là kỹ năng cơ bản nhưng cực kỳ quan...
Th7
Hướng dẫn vệ sinh RAM – Làm chủ kỹ năng bảo dưỡng RAM laptop, PC
Thao tác vệ sinh RAM giúp loại bỏ bụi bẩn, oxi hóa, đảm bảo máy...
Th6
Hướng dẫn tải sơ đồ mạch cho học viên mới
Sơ đồ mạch giúp kỹ thuật viên hiểu rõ cách các linh kiện trên main...
Th6
Laptop bị hở vỏ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Laptop bị hở vỏ là một lỗi thường gặp và khá phổ biến, ảnh hưởng...
Th6
5 cách sửa lỗi phím Fn không sử dụng được trên laptop
Phím Fn thường được sử dụng kết hợp với các phím chức năng F1-F12 để...
Th6