Mosfet là transistor hiệu ứng trường, là một transistor đặc biệt các cấu tạo và hoạt động khác với transistor thông thường… Mosfet là gì? Có các loại mosfet thông dụng nào? Ứng dụng của mosfet ra sao? Hãy cùng HocvieniT.vn đi tìm hiểu qua bài viết sau.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp kiến thức cơ bản về Transistor – Điện tử cơ bản
Mosfet là gì? Thế nào là một Mosfet?
Mosfet là Transistor hiệu ứng trường (Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor) là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà ta đã biết. Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu. Mosfet được sử dụng nhiều trong các mạch nguồn Monitor, nguồn máy tính.
Mosfet được xây dựng dựa trên lớp chuyển tiếp Oxit Kim loại và bán dẫn (ví dụ Oxit Bạc và bán dẫn Silic). Hiện nay các loại mosfet thông dụng bao gồm 2 loại đó là:
– N-MOSFET: chỉ hoạt động khi nguồn điện Gate là zero, các electron bên trong vẫn tiến hành hoạt động cho đến khi bị ảnh hưởng bởi nguồn điện Input.
– P-MOSFET: các electron sẽ bị cut-off cho đến khi gia tăng nguồn điện thế vào ngỏ Gate
Cấu tạo và ký hiệu của mosfet là gì
Cấu tạo của mosfet là gì?
Trong đó: G (Gate) gọi là cực cổng. S (Source) gọi là cực nguồn. D (Drain) gọi là cực máng.
Mosfet kênh N có hai miếng bán dẫn loại P đặt trên nền bán dẫn N, giữa hai lớp P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai miếng bán dẫn P được nối ra thành cực D và cực S, nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra thành cực G. Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng lớn , còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S (UGS).
Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.
Mosfet ký hiệu là gì?
Qua đó ta thấy Mosfet này có chân tương đương với Transistor: Chân G tương đương với B. Chân D tương đương với chân C. Chân S tương đương với E
Nguyên lý hoạt động của Mosfet là gì?
Mosfet hoạt động ở 2 chế độ đóng và mở. Do là một phần tử với các hạt mang điện cơ bản nên Mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Tuy vậy, để có thể đảm bảo thời gian đóng cắt ngắn thì vấn đề điều khiển lại là vấn đề quan trọng.
Thí nghiệm: Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện.
– Khi công tắc K1 đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện áp UGS > 0V => đèn Q1 dẫn => bóng đèn D sáng.
– Khi công tắc K1 ngắt, điện áp tích trên tụ C1 (tụ gốm) vẫn duy trì cho đèn Q dẫn => chứng tỏ không có dòng điện đi qua cực GS.
– Khi công tắc K2 đóng, điện áp tích trên tụ C1 giảm bằng 0 => UGS= 0V => đèn tắt
Từ thí nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường. Điều này làm cho điện trở RDS giảm xuống.
Ứng dụng của mosfet
Mosfet có khả năng đóng nhanh với dòng điện và điện áp khá lớn nên nó được sử dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường do đóng cắt nhanh làm cho dòng điện biến thiên. Nó thường thấy trong các bộ nguồn xung và cách mạch điều khiển điện áp cao.
Thông qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời mosfet là gì, cũng như cấu tạo, ứng dụng của mosfet. HocvieniT.vn sẽ có những bài viết giới thiệu về các loại mosfet thông dụng, cách đo và kiểm tra mosfet. Hãy chú ý theo dõi để không bỏ lỡ nhé!
Bài viết liên quan: JFET là gì? Tìm hiểu về JFET
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Quy trình thay ổ cứng laptop chuẩn Học Viện iT
Hiện nay, nhu cầu lắp thêm, nâng cấp ổ cứng laptop để cải thiện tốc...
Th11
3 cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng hiệu quả nhất
Việc kiểm tra ổ cứng định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu...
Th11
Hướng dẫn vệ sinh card màn hình dành cho người mới bắt đầu
Vệ sinh card màn hình là một trong những thao tác cơ bản mà kỹ...
Th11
Hướng dẫn sửa lỗi quạt card màn hình không quay
Quạt card màn hình là bộ phận quan trọng giúp làm mát GPU, đảm bảo...
Th11
Card đồ họa là gì? Cách phân biệt card onboard và card rời
Card đồ họa là một thành phần cực kỳ quan trọng trong máy tính mà...
Th11
Cách kiểm tra card màn hình: Có bị lỗi không? Card rời hay onboard?
Nếu máy tính của bạn gặp vấn đề như hình ảnh bị vỡ, màu sắc...
Th11