Zalo
Facebook

Tìm hiểu linh kiện điện tử trên main điện thoại – Phần 1

Trong quá trình sửa chữa điện thoại, bạn cần biết chức năng cũng như cách nhận biết các linh kiện điện tử trên main. Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu chi tiết về các linh kiện điện tử này trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu linh kiện điện tử trên main điện thoại - Phần 1
Tìm hiểu linh kiện điện tử trên main điện thoại – Phần 1

1. Điện trở (R)

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động. Hiểu một cách đơn giản thì điện trở chính là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện. Nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở của vật đó nhỏ. Ngược lại, nếu vật dẫn điện kém thì điện trở sẽ lớn. Điển hình là đối với vật cách điện thì có điện trở vô cùng lớn.

Xem chi tiết: Tổng hợp kiến thức cơ bản về điện trở – Điện tử căn bản

Ký hiệu, đơn vị

Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R, ví dụ R6034…

Đơn vị của điện trở là ohm (Ω), và có các bội số là kilo-ohm (KΩ) và mega-ohm (MΩ).

1KΩ = 1000 Ω

1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 KΩ

Hình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại

Hình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại
Hình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại

Dấu hiệu nhận biết điện trở trên mainboard điện thoại

Điện trở là linh kiện điện thoại có thân màu đen, hai đầu màu sáng của thiếc kim loại.

Chức năng của điện trở trên mạch

  • Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ.
  • Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp thành cầu phân áp.
  • Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện qua mạch theo ý muốn khi thay đổi trị số R.

Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch

Để đo điện trở, trước hết bạn cần biết hoặc dự đoán giá trị gần đúng của điện trở đó là bao nhiêu.

Ví dụ: Các điện trở nối tiếp trên đường cấp nguồn thường có giá trị ohm (Ω) nhỏ và công suất lớn (công suất tỷ lệ với kích cỡ của điện trở).

Nếu bạn không biết, bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ máy sang sơ đồ vị trí để biết đó là R bao nhiêu, sau đó đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị ohm (Ω) của điện trở.

Đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị của điện trở
Đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị của điện trở

Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu. Nếu giá trị đo được lớn hơn giá trị của điện trở, thì R bị đứt. Nếu nhỏ hơn hoặc bằng thì là bình thường, nhỏ hơn là do có trở.

2. Tụ điện (C)

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động có cấu tạo từ hai bản cực nằm song song. Trong đó, môi trường bên trong của hai bản cực được gọi là điện môi. Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to.

Xem chi tiết: Tổng hợp kiến thức về tụ điện – Điện tử căn bản

Ký hiệu và đơn vị

Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ C7728.

Đơn vị của tụ điện là farad (F), nhưng trong thực tế, chúng ta thường sử dụng các đơn vị nhỏ hơn như picofarad (pF), nanofarad (nF), hay microfarad (µF) để ghi trị số cho tụ.

1µF = 10-6 F

1nF = 10-3 µF = 10-9 F

1pF = 10-3 nF = 10-6 µF = 10-12 F

1µF = 1000 nF = 1000.000 pF

Hình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại

Hình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại
Hình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại

Dấu hiệu nhận biết tụ điện trên mainboard điện thoại

Tụ điện là linh kiện có thân màu nâu, hai đầu màu sáng của thiếc kim loại. Tụ lọc V.BAT có kích thước lớn, thường có màu vàng hoặc màu xám xanh.

Chức năng của tụ điện trên mạch

  • Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần (xoay chiều) đi qua.
  • Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều.
  • Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng.

Phương pháp kiểm tra tụ điện trên mạch

Trong điều kiện hoạt động bình thường, tụ điện thường có khả năng trở kháng vô cùng. Vì vậy, nếu bạn kiểm tra tụ điện và thấy trở kháng thấp, đó là dấu hiệu tụ điện bị lỗi. Nếu bạn đo được R = 0Ω, đó là chỉ một tụ điện bị ngắn mạch.

Để kiểm tra một tụ điện, bạn có thể đặt đồng hồ đo đa năng của mình vào thang đo 1KΩ và đo qua các chân của tụ. Hãy kiểm tra cả hai chiều và tính theo chiều có trở kháng cao hơn. 

Kiểm tra tụ điện trên mạch
Kiểm tra tụ điện trên mạch

Nếu tụ có trở kháng cao, nó đang hoạt động chính xác. Nếu trở kháng thấp, bạn cần tháo tụ ra khỏi mạch để kiểm tra chính xác hơn, vì khi đó tụ có trở kháng bằng vô cùng.

3. Cuộn dây (L)

Cuộn dây là một loại linh kiện điện tử thụ động, mang tính chất của một cuộn dây cảm ứng điện từ. Nó thường được sử dụng trong mạch điện có dòng điện biến đổi theo thời gian (Như các mạch điện xoay chiều).

Xem chi tiết: Tổng hợp kiến thức về cuộn cảm – Điện tử căn bản

Ký hiệu và đơn vị

Trên sơ đồ nguyên lý, cuộn dây có ký hiệu là chữ L, ví dụ L7604, L7605.

Đơn vị của cuộn dây là henry (H).

Hình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại

Hình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại
Hình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại

Cách nhận biết cuộn dây trên mainboard điện thoại

Cuộn dây có hình giống tụ điện nhưng thường có thân màu xanh đen.

Chức năng của cuộn dây trên mạch

  • Đối với dòng điện một chiều thì cuộn dây không cản điện.
  • Đối với dòng điện xoay chiều, nếu có tần số càng cao thì cuộn dây cản điện càng nhiều.
  • Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua, trên các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.
  • Trong các mạch tăng áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp cảm ứng sau đó điện áp này được chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị cao hơn điện áp đầu vào.

Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch

Các cuộn dây trên bo mạch thường có trở kháng thấp, khoảng 1 – 2 Ω. Vì vậy, bạn chỉ cần đo trở kháng trên cuộn dây và nếu bạn thấy trở kháng thấp, điều đó cho biết cuộn dây đang hoạt động tốt. Nếu bạn đo thấy trở kháng cao, nó cho thấy cuộn dây bị đứt.

Khi đo cuộn dây, hãy sử dụng thang đo x1Ω trên đồng hồ đo đa năng. Nếu kim chỉ lên khoảng Ω (Ohm nhỏ), thì được coi là bình thường. Nếu kim chỉ lên một chút, điều đó cho biết cuộn dây bị đứt (Ohm cao).

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về các linh kiện điện tử trên main điện thoại. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất của HOCVIENiT.vn nhé.

Xem tiếp: Tìm hiểu linh kiện điện tử trên main điện thoại – Phần 2

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11

Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...