Zalo
Facebook

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

Trên máy tính, laptop luôn được thiết kế sẵn các cổng AV (Audio Video). Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về chức năng của loại cổng phổ biến này. 

Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính
Tìm hiểu chi tiết về cổng AV 3.5mm trên máy tính

1. Cổng AV 3.5mm là gì?

Cổng AV 3.5mm hay cổng Audio Analog là tên gọi chung của 3 cổng âm thanh chính trên mainboard máy tính laptop. Nhờ có cổng AV 3.5mm mà máy tính, laptop có thể kết nối âm thanh với các thiết bị khác

Chức năng của cổng âm thanh được phân biệt thông qua màu sắc, cụ thể như sau:

  • Cổng màu hồng (Micro): Giúp kết nối với micro, ghi âm.
  • Cổng màu xanh lá (Headphone): Phát hoặc khuếch đại âm thanh từ máy tính.
  • Cổng màu xanh dương (Line In): Nhận và xử lý âm thanh từ thiết bị khác.

Khi kết nối, bạn chỉ cần cắm đúng jack 3.5 vào cổng phù hợp là được.

Cổng Audio trên thùng máy tính bàn
Cổng Audio trên thùng máy tính bàn

Mặc định ở mặt sau của thùng máy tính bàn sẽ có sẵn 3 khe trống để lắp đặt cổng AV tương ứng ở trên mainboard. Một số thùng máy được nhà sản xuất lắp thêm cổng Cổng AV 3.5m phụ ở mặt trước để người dùng kết nối nhanh với loa, tai nghe, micro nhanh chóng hơn.

Trên laptop thường chỉ lắp đặt cổng Audio là MicroHeadphone để tiết kiệm chi phí và không gian máy.

2. Cấu tạo của cổng Audio trên máy tính

Các cổng Audio ở mặt sau của thùng máy tính là các cổng âm thanh chính và được gắn trực tiếp vào mainboard. Còn các cổng Audio trên mặt trước thùng máy được kết nối với mainboard qua dây tín hiệu.

Khi mở thùng máy, bạn có thể quan sát chân cắm tín hiệu audio trên mainboard.

Cấu tạo: 9 chân, khuyết chân số 8.

Đặc điểm: Dễ dàng kết nối, tránh nhầm lẫn.

Lưu ý:

  • Cẩn thận cắm đúng chiều để tránh hư hỏng cổng kết nối hoặc thiết bị.
  • Bạn nên sử dụng dây chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng âm thanh.

3. Một số lỗi thường gặp về cổng Audio

3.1. Không nhận tai nghe hoặc micro

Mô tả lỗi: Cắm tai nghe hoặc micro vào cổng tương ứng nhưng máy tính không nhận.

Nguyên nhân:

  • Tai nghe hoặc micro bị lỏng, không cắm đúng khớp.
  • Cài đặt âm thanh trong hệ điều hành chưa đúng.
  • Driver âm thanh bị lỗi hoặc đã lỗi thời, không còn tương thích với máy.
  • Cổng Audio bị lỏng, hoen gỉ hoặc hư hỏng.

Cách khắc phục:

Trước tiên, bạn hãy kiểm tra xem tai nghe hoặc micro đã được cắm đúng cách vào cổng Audio tương ứng chưa. Nếu chưa hãy cắm lại sao cho chính xác.

Sau đó, bạn hãy kiểm tra cài đặt âm thanh bằng cách:

  • Nhấn Windows + I để mở Settings
  • Chọn System > Chuyển xuống mục Sound
  • Hãy đảm bảo rằng thiết bị đầu vào/ra (tai nghe, micro) ở 2 mục Input Output đã được chọn đúng.
Kiểm tra cài đặt âm thanh
Kiểm tra cài đặt âm thanh

Nếu vẫn chưa được, bạn hãy tiến hành cập nhật driver âm thanh bằng cách: 

  • Tìm kiếm và mở Device Manager từ menu Start
  • Mở rộng mục Sound, Video and Game Controllers > Kích chuột phải vào tên thiết bị âm thanh.
  • Chọn Update driver > Chọn Search Automatically for drivers.
Cập nhật driver âm thanh
Cập nhật driver âm thanh

Nếu đã thử các cách trên mà vẫn không sửa được lỗi, bạn hãy kiểm tra xem cổng Audio có bị lỏng, hoen gỉ hoặc hư hỏng hay không. Nếu có, bạn cần thay thế cổng mới để khắc phục.

3.2. Chất lượng âm thanh kém

Mô tả lỗi: Âm thanh phát ra từ tai nghe bị rè, nhiễu hoặc nhỏ.

Nguyên nhân:

  • Sử dụng tai nghe hoặc micro chất lượng kém.
  • Dây tín hiệu Audio bị hỏng hoặc nhiễu.
  • Driver âm thanh bị lỗi.
  • Cài đặt âm thanh trong hệ điều hành chưa đúng.

Cách khắc phục:

  • Sử dụng tai nghe và micro chất lượng tốt từ các thương hiệu uy tín.
  • Kiểm tra dây tín hiệu Audio, đảm bảo dây không bị hở, đứt hoặc tiếp xúc kém. Cố định dây tín hiệu cẩn thận để tránh nhiễu.
  • Cập nhật driver âm thanh lên phiên bản mới nhất như hướng dẫn ở trên.
  • Truy cập Settings > System > Sound rồi điều chỉnh âm lượng của tai nghe.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT về cổng Audio. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11

Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...