Zalo
Facebook

Thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng

Để có thể sử dụng máy hiện sóng một cách hiệu quả, các bạn học viên cần biết các thông số của máy hiện sóng. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng Học viện iT.vn tìm hiểu chi tiết về những thông số kỹ thuật quan trọng này nhé!

Thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng
Thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng

Xem thêm: Máy hiện sóng là gì? Chức năng và ứng dụng của nó

Giải thích các thông số kỹ thuật của máy hiện sóng

1. Băng thông (Bandwidth)

Băng thông là phạm vi tần số mà máy hiện sóng có thể đo đạc một cách chính xác. Điều này phụ thuộc vào khả năng tích hợp của từng thiết bị và mỗi máy hiện sóng sẽ có mức băng thông khác nhau.

Ví dụ: Đối với máy hiện sóng Siglent SDS1052DL+ với băng thông 50MHz, bạn có thể đo các dạng sóng có tần số từ 50MHz trở xuống.

2. Kỹ thuật số và tương tự (Digital and Analog)

Cũng như hầu hết mọi thiết bị điện tử khác, Oscilloscope có hai dạng chính là: Kỹ thuật số và tương tự.

  • Máy hiện sóng tương tự sử dụng chùm electron để ánh xạ điện áp đầu vào trực tiếp và hiển thị lên màn hình.
  • Máy hiện sóng kỹ thuật số kết hợp với vi xử lý để chuyển tín hiệu từ dạng analog sang dạng kỹ thuật số trước khi hiển thị. Dòng máy hiện sóng tương tự thường ít được sử dụng hơn dòng máy hiện sóng kỹ thuật số, đặc biệt với tính năng và khả năng vượt trội của các thiết bị kỹ thuật số.

3. Số lượng kênh đo (Channel)

Máy hiện sóng có khả năng đo và hiển thị nhiều tín hiệu cùng một lúc trên màn hình. Điều này giúp phân tích và so sánh các tín hiệu khác nhau.

Thông thường, các kỹ thuật viên sẽ hay sử dụng các máy hiện sóng có 2 và 4 kênh kỹ thuật số. Còn nếu bạn muốn ứng dụng chuyên sâu thì có thể trang bị thêm 8 hoặc 16 kênh kỹ thuật số (MSO) của các dòng máy cao cấp.

4. Tốc độ lấy mẫu (Sampling Rate)

Tốc độ lấy mẫu thể hiện số lần máy đọc tín hiệu trong một giây. Khi sử dụng nhiều kênh đo cùng lúc, tốc độ lấy mẫu có thể giảm.

5. Thời gian tăng cạnh (Rise Time)

Thời gian tăng cạnh là thời gian mà sóng tăng từ 10% lên 90% của giá trị tín hiệu. Nó liên quan mật thiết đến băng thông và có thể được tính bằng công thức Rise Time = 0.35 / Băng Thông.

6. Điện áp đầu vào tối đa (Maximum Input Voltage)

Điện áp đầu vào tối đa là mức điện áp tối đa mà máy hiện sóng có thể chịu đựng để tránh hỏng hóc thiết bị.

7. Độ phân giải (Resolution)

Độ phân giải biểu thị cột điện áp trên màn hình. Độ phân giải càng lớn, cột sóng hiển thị càng rõ ràng.

8. Độ nhạy dọc (Vertical Sensitivity)

Thông số độ nhạy dọc cho biết giá trị tối thiểu và tối đa của điện áp đầu vào.

9. Độ nhạy ngang (Horizontal Sensitivity / Timebase)

Độ nhạy ngang là độ nhạy của trục thời gian, liên quan đến tốc độ hiển thị thời gian trên màn hình.

10. Trở kháng đầu vào (Input Impedance)

Trở kháng đầu vào là trở kháng mà máy hiện sóng thêm vào mạch tín hiệu để đảm bảo độ chính xác của đo đạc.

Ví dụ đọc thông số của máy hiện sóng

Máy hiện sóng Siglent SDS1102X+
Máy hiện sóng Siglent SDS1102X+

Dưới đây là ví dụ về việc đọc thông số của máy hiện sóng Siglent SDS1102X+:

Thông số kỹ thuật Giá trị
Băng thông 100 MHz
Tốc độ lấy mẫu 1 GSa/s 1 kênh – 500MSa/s 2 kênh
Thời gian tăng 1,8 ns
Số kênh đo 2 kênh
Điện áp đầu vào tối đa 400V
Độ phân giải 8 bit
Độ nhạy dọc 500 μV/div – 10 V/div
Độ nhạy ngang 1.0 ns/div-100 s/div
Trở kháng đầu vào DC: (1 MΩ±2%)

Với thông số này, bạn có thể biết được khả năng và giới hạn của máy hiện sóng SDS1102X+, từ việc đo tín hiệu với tần số cao đến việc xử lý tín hiệu với điện áp đầu vào khác nhau. Hiểu rõ những thông số kỹ thuật quan trọng của máy hiện sóng sẽ giúp bạn chọn đúng dòng máy Oscilloscope phù hợp với nhu cầu kiểm tra, sửa chữa của mình.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac

Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...

Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone

Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...

5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình

Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...

Hướng dẫn khắc phục màn hình iPhone không nhận cảm ứng

Màn hình iPhone không nhận cảm ứng là một trong những pan lỗi thường gặp....

Hướng dẫn khắc phục lỗi màn hình trắng trên iPhone

Lỗi màn hình trắng trên iPhone là một trong những sự cố thường gặp nhất...

Điện thoại bắt Wifi nhưng không vào được mạng: Hướng dẫn khắc phục chi tiết

Điện thoại hiển thị kết nối Wifi nhưng các ứng dụng vẫn không thể truy...