Có thể nói sử dụng máy tính phải đi đôi với mạng Internet bởi nếu không có mạng Internet thì chúng ta gần như không thể tìm kiếm dữ liệu, trao đổi thông tin với bạn bè, đồng nghiệp… và nhiều tác vụ khác nữa.
Chính vì vậy, các lỗi liên quan đến mạng Internet luôn là mối quan tâm hàng đầu với người dùng máy tính. Cho nên, trong bài viết này HOCVIENiT.vn sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp khắc phục lỗi Your DNS server might be unavailable – một trong những lỗi mạng phổ biến trên Windows.
Dấu hiệu nhận biết lỗi Your DNS server might be unavailable
Để nhận biết rằng máy tính của bạn có đang gặp phải lỗi Your DNS server might be unavailable hay không thì bạn có thể thử thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Cách 1: Mở một trình duyệt và truy cập vào một trang Web. Khi đó, máy tính sẽ không thể truy cập vào trang Web kèm theo thông báo lỗi: “Your DNS server might be unavailable”.
- Cách 2: Click chuột phải vào biểu tượng mạng trên thanh công cụ phía cuối màn hình và chọn Troubleshot problems. Khi đó sẽ xuất hiện một thông báo lỗi: “Your DNS server might be unavailable”.
Hướng dẫn sửa lỗi Your DNS server might be unavailable
Khởi động lại bộ định tuyến
Bạn có thể nhấn nút reset hoặc rút/cắm lại dây nguồn. Sau đó, kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục chưa. Nếu chưa hãy thực hiện theo phương pháp bên dưới.
Reset địa chỉ IP
Để sửa lỗi Your DNS server might be unavailable, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Nhấn phím Windows và nhập vào từ khóa cmd. Khi thấy hiển thị kết quả Command Prompt thì bạn click chuột phải vào đó và chọn Run as administrator.
Bước 2: Tiếp theo bạn copy và paste lệnh sau rồi nhấn Enter:
“netsh winsock reset”
Bước 3: Tiếp tục nhập lệnh sau rồi nhấn Enter:
“ipconfig /flush”
Bước 4: Cuối cùng là nhập lệnh dưới rồi nhấn Enter:
“ipconfig int ip reset”
Lúc này, lỗi Your DNS server might be unavailable đã được khắc phục rồi đấy. Bạn chỉ cần kết nối lại mạng để kiểm tra xem lỗi đã biến mất hay chưa nhé.
Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về hướng dẫn sửa lỗi Your DNS server might be unavailable. Chúc bạn thành công!
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của HOCVIENiT.vn nhé.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3