Zalo
Facebook

Thủ thuật sửa lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device”

Trong quá trình khởi động máy tính, máy tính của bạn không truy cập vào Windows mà lại hiển thị thông báo lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device”. Vậy làm thế nào để khắc phục được tình trạng này? Hãy cùng Học viện iT tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Thủ thuật sửa lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device”
Thủ thuật sửa lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device”

Kiểm tra ổ cứng của bạn

Phương pháp đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi gặp phải lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device” là kiểm tra ổ cứng của bạn. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn ngắt kết nối cáp SATA khỏi ổ cứngMainBoard. Ngoài ra, bạn cũng cần ngắt kết nối tất cả các nguồn điện đến từ ổ cứng nhằm mục đích làm cho những bộ phận khác không hoạt động trong một vài phút.

Bước 2: Sau đó, bạn kết nối ổ cứng với MainBoard bằng cách lắp tất cả các dây cáp vào vị trí ban đầu.

Bước 3: Khởi động máy tính và kiểm tra xem lỗi đã biến mất hay chưa.

Sử dụng Startup Repair

Startup Repair là một công cụ vô cùng hữu ích trong việc chuẩn đoán và sửa chữa các lỗi liên quan đến quá trình khởi động Windows. Để sử dụng Startup Repair, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động máy tính đồng thời nhấn giữ phím Shift.

Bước 2: Trên màn hình Automatic Repair, bạn nhấn vào nút Advanced options.

Bước 3: Trong cửa sổ tiếp theo, bạn chọn Troubleshoot rồi nhấn Advanced options.

Bước 4: Cuối cùng, bạn chọn Startup Repair và đợi cho đến khi quá trình này kết thúc là xong.

Startup Repair
Startup Repair

Thiết lập lại thứ tự khởi động chính xác

Có khả năng máy tính của bạn gặp phải lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device” là do thiết lập thứ tự khởi động không chính xác. Do đó, bạn có thể thiết lập lại thứ tự này như sau:

Bước 1: Khởi động lại máy tính và nhấn một phím chức năng để truy cập vào màn hình BIOS (thường là phím ESC/F1/F2/F8/F12 hoặc F10).

Bước 2: Bạn sử dụng các phím mũi tên để di chuyển sang tab Boot và kiểm tra thứ tự khởi động trong phần Boot Option Priorities.

Lưu ý: Bạn cần đảm bảo rằng ở vị trí Boot Option #1 là ổ cứng của bạn.

Thiết lập thứ tự khởi động
Thiết lập thứ tự khởi động

Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn F10 để xác nhận thay đổi và thoát khỏi màn hình BIOS.

Đặt lại BIOS

Nếu cả 3 phương pháp trên đều không đem lại hiệu quả thì bạn hãy thử đặt lại BIOS xem sao. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động lại máy tính và nhấn phím DEL hoặc phím F2 trong quá trình khởi động.

Cách truy cập BIOS trên các dòng máy tính khác nhau

Bước 2: Trên menu cài đặt BIOS, bạn tìm đến tùy chọn khởi động lại BIOS và nhấn Enter. Khi xuất hiện thông báo thì bạn chọn Yes.

Lưu ý: Tùy chọn khởi động lại BIOS có nhiều tên gọi khác nhau như Reset to default, Load factory defaults, Load setup defaults, Clear BIOS settings…

Trên đây là chia sẻ của HOCVIENiT.vn về cách sửa lỗi “The current BIOS setting do not fully support the boot device”. Hi vọng chúng giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất của HOCVIENiT.vn nhé.

Các bài viết liên quan:

Hướng dẫn clear me loại có 2 BIOS

Sự khác biệt giữa UEFI và BIOS? Bạn nên sử dụng cái nào?

8 bước nạp ROM BIOS hiệu quả

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT

MST: 0108733789

Hotline: 0981 223 001

Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề

Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...

Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook

MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...

Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac

Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...

Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11

Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...

Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa

Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...

9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím

Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...