Máy tính IBM là dòng máy khá phổ biến. Vì vậy, việc kiểm tra khối nguồn máy IBM là rất quan trọng. Hãy cùng Học viện iT tìm hiểu phương pháp này nhé!
1. Phân tích quá trình khởi động máy IBM
Máy IBM nói riêng và các máy Laptop khác nói chung đều có một quá trình hoạt động của khối nguồn tương tự như nhau- đó là quá trình các nguồn điện xuất hiện dần dần, nguồn điện có trước là điều kiện để cho nguồn điện có sau hoạt động. Quá trình hoạt động của toàn bộ khối nguồn có tính chất bắc cầu, nối tiếp. Nếu tắc ở một giai đoạn nào đó thì các nguồn điện phía sau sẽ không xuất hiện.
Các bước mở nguồn trên máy IBM T42:
B1: Khi cắm điện từ Adapter vào rắc DCIN, điện áp 16V đi qua cầu chì F2, đi qua đèn Q34( ban đầu đèn Q34 được điều khiển dẫn mặc định), đi qua Điot trong đèn Q36 vào đường VINT16( nguồn đầu vào). Điện áp VINT16 đi cấp điện cho các nguồn xung của máy.
B2: Một nhánh điện áp DCIN đi qua cầu chì F2 sau đó rẽ qua R453, đi qua Điot D10, qua R413 vào chân 57 của IC-TB62501, sau đó tạo ra điện áp VCC3SW( 3V) ở chân 59.
Đồng thời mạch dò áp( Sensor) cũng phát hiện điện áp cắm qua cổng DCIN và báo về chân EXTPWR.
B3: Điện áp VCC3SW đi sang cấp nguồn cho IC-PMH4 qua các chân 7, 31, 59, 80, 98
B4: Khi IC điều khiển nguồn PMH4 có nguồn cấp 3V bởi điện áp VCC3SW, đồng thời chân EXTPWR có mức thấp, IC sẽ tự động cho ra lệnh VCC5M_ON đưa sang điều khiển IC-MAX1631 để tạo ra các điện áp cấp trước VCC5M, VCC3M và cho ra lệnh VCC1R8M_ON đưa sang điều khiển IC-MAX1845 tạo ra điện áp VCC1R8M và VCC1R2M.
B5: Khi các nguồn cấp trước hoạt động tốt, IC-TB62501 sẽ kiểm tra các điện áp trên rồi tạo ra tín hiệu MPWRGD báo về IC điều khiển nguồn PMH4.
B6: IC-PMH4 sẽ phát tín hiệu PM_RSMRST# để khởi động mạch quản lý nguồn trong Chipset nam, mạch này hoạt động để sẵn sàng điều khiển mạch xạc Pin hoạt động.
B7 & B8: Khi bấm công tắc, chân PWRSW( chân 32) của IC-PMH4 được chập mass. IC-PMH4 cho ra các lệnh mở nguồn thứ cấp, lệnh B_ON( chân 70) và lệnh VIDEOCORE_ON( chân 42) đưa tới điều khiển các nguồn xung và các đèn công tắc để tạo ra điện áp thứ cấp.
B9: Lệnh B_ON cho đi qua IC_TB62501 tạo ra các lệnh 5B_DRV điều khiển đèn công tắc Q23 đóng điện áp VCC5M sang thành điện áp thứ cấp VCC5B và tạo ra lệnh 3B_DRV điều khiển đèn công tắc Q24 đóng điện áp VCC3M sang thành điện áp thứ cấp VCC3B.
+ Đồng thời lệnh B_ON được đưa đến IC-MAX1845 để điều khiển tạo ra điện áp VCCCPUIO cấp nguồn phụ cho CPU và điều khiển để tạo ra điện áp VCC1R25B để cấp nguồn phụ cho RAM.
+ Lệnh VIDEOCORE_ON đưa đến điều khiển nguồn xung tạo ra điện áp VCCVIDEOCORE để cấp cho chip Video.
+ Lệnh VIDEOCORE_ON tạo ra lệnh A_ON rồi đưa đến điều khiển các nguồn xung tạo ra điện áp VCC2R5A để cấp nguồn chính cho RAM và Chipset bắc.
+ Điện áp VCC1R8M được ổn áp xuống điện áp VCC1R5M thông qua IC-VR4 và đèn Q76 sau đó được lệnh B_ON điều khiển đóng sang thành điện áp VCC1R5B thông qua đèn Q31 rồi cấp nguồn cho hai Chipset.
+ Điện áp VCC1R2M được lệnh B_ON điều khiển đèn Q70 đóng sang thành điện áp VCC1R2B để cấp nguồn phụ cho hai Chipset.
B10: Khi các nguồn thứ cấp đã hoạt động ổn định, từ IC-TB62501 có tín hiệu BPWRG báo về IC-PMH4 cho biết tình trạng nguồn thứ cấp đã tốt.
B11: Sau khi các nguồn thứ cấp đã hoạt động ổn định, IC-PMH4 mới ra lệnh VCORE_ON để cho phép mạch VRM hoạt động tạo ra điện áp VCCCPUCORE cấp nguồn chính cho CPU.
B12 & B13: Khi có điện áp VCCCPUCORE ra chuẩn, từ IC dao động của mạch VRM sẽ có tín hiệu VR_PWRGD báo về IC-PMH4 đồng thời cho ra tín hiệu CLK_ENABLE để đưa sang điều khiển cho mạch ClockGen hoạt động.
B14: Mạch ClockGen hoạt động và tạo ra các xung Clock cung cấp cho các thành phần trên máy hoạt động để điều khiển tốc độ Bus và đồng bộ dữ liệu trong toàn hệ thống.
B15: PMH4 tổng hợp các tín hiệu MPWRG, BPWRG và VR_PWRGD tạo thành tín hiệu ICH_PWROK báo sang hai Chipset cho biết tình trạng của các mạch nguồn đã tốt
B16: Mạch PM tích hợp trong Chipset nam hoạt động sau khi có đủ nguồn cấp, có xung Clock. Sau khi nhận được tín hiệu ICH_PWROK, mạch PM sẽ phát ra tín hiệu Reset hệ thống( PCI_RST) để khởi động các bộ phận của máy đồng thời phát tín hiệu PWRGD báo sang CPU.
B17: Chipset bắc hoạt động( sau khi có tín hiệu PCI_RST) khởi động và tạo ra tín hiệu CPURST# để khởi động CPU.
B18: Sau khi nhận được các tín hiệu PWRGD và CPURST# thì CPU sẽ hoạt động. Lệnh mặc định được cài sẵn trong CPU là phát tín hiệu truy cập vào địa chỉ ROM để nạp chương trình BIOS, ban đầu sẽ cho nạp một phần của BIOS vào bộ nhớ Cache của CPU rồi tiến hành chạy chương trình BIOS.
B19: CPU chạy chương trình BIOS và chương trình này tiến hành kiểm tra các thiết bị trên máy để phát hiện lỗi. Ban đầu BIOS sẽ kiểm tra Chipset bắc, sau đó đến RAM, tiếp đó đến Chipset nam và chip Video. Sau khi kiểm tra bốn thành phần trên nếu không phát hiện ra lỗi thì máy sẽ cho xuất tín hiệu ra màn hình.
Chú ý: Ở trên ta thấy rằng quá trình hoạt động của khối nguồn bắt đầu từ bước 1 đến bước 12.
2. Hiện tượng hỏng nguồn – Bật công tắc máy không có đèn báo nguồn
3. Phương pháp kiểm tra bằng nguồn đa năng để chia nhỏ phạm vi bị nghi vấn
Dùng nguồn đa năng và cấp điện thay thế cho Adapter, bạn sẽ gặp một trong các trường hợp sau đây:
Bệnh 1 – Máy bị chập đường VINT16 (chập đường nguồn đầu vào)
Bệnh 2 – Máy không có nguồn cấp trước VCC5M và VCC3M
Để chắc chắn rằng nguồn cấp trước của máy đã có, máy đã có điện áp VCC5M (5V) và VCC3M (3V) bạn hãy đo vào các chân Data, Clock và Temp của Pin, nếu các chân này có điện áp khoảng 3 đến 5V thì chắc chắn là máy đã có các nguồn điện trên.
Bệnh 3 – Máy đã có nguồn cấp trước 5V, 3V nhưng khi bấm công tắc vẫn không có đèn báo nguồn.
Bệnh 4 – Máy đã có đèn báo nguồn nhưng dòng tiêu thụ chỉ dừng ở khoảng 0,4A không tăng thêm.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3