Zalo
Facebook

Phân cực – Định thiên cho Transistor

Để sử dụng Transistor trong mạch ta cần phải cấp cho nó một nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v… nguồn điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.

Phân cực - Định thiên cho Transistor
Phân cực – Định thiên cho Transistor

Ta thấy rằng: Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)

Định thiên (phân cực) cho Transistor

* Định thiên: là cấp một nguồn điện vào chân B (qua trở định thiên) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng khuếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.

Định thiên (phân cực) cho Transistor
Định thiên (phân cực) cho Transistor

* Tại sao phải định thiên cho Transistor nó mới sẵn sàng hoạt động?

Để hiếu được điều này ta hãy xét hai sơ đồ trên:

Ở trên là hai mạch sử dụng transistor để khuếch đại tín hiệu, một mạch chân B không được định thiên và một mạch chân B được định thiên thông qua Rđt. Các nguồn tín hiệu đưa vào khuếch đại thường có biên độ rất nhỏ ( từ 0,05V đến 0,5V ) khi đưa vào chân B(đèn chưa có định thiên) các tín hiệu này không đủ để tạo ra dòng IBE (đặc điểm mối P-N phải có 0,6V mới có dòng chạy qua) => vì vậy cũng không có dòng ICE => sụt áp trên Rg = 0V và điện áp ra chân C = Vcc.

Ở sơ đồ thứ 2, Transistor có Rđt định thiên => có dòng IBE, khi đưa tín hiệu nhỏ vào chân B => làm cho dòng IBE tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm , sụt áp trên Rg cũng thay đổi => kết quả đầu ra ta thu được một tín hiệu tương tự đầu vào nhưng có biên độ lớn hơn.

=> Kết luận: Định thiên (hay phân cực) nghĩa là tạo một dòng điện IBE ban đầu, một sụt áp trên Rg ban đầu để khi có một nguồn tín hiệu yếu đi vào cực B, dòng IBE sẽ tăng hoặc giảm => dòng ICE cũng tăng hoặc giảm => dẫn đến sụt áp trên Rg cũng tăng hoặc giảm => và sụt áp này chính là tín hiệu ta cần lấy ra.

Một số mạch định thiên khác

* Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau

Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau
Mạch định thiên dùng hai nguồn điện khác nhau

* Mạch định thiên có điện trở phân áp

Để có thể khuếch đại được nhiều nguồn tín hiệu mạnh yếu khác nhau, thì mạch định thiên thường sử dụng thêm điện trở phân áp Rpa đấu từ B xuống Mass.

Mạch định thiên có điện trở phân áp
Mạch định thiên có điện trở phân áp

* Mạch định thiên có hồi tiếp

Là mạch có điện trở định thiên đấu từ đầu ra (cực C ) đến đầu vào ( cực B) mạch này có tác dụng tăng độ ổn định cho mạch khuếch đại khi hoạt động.

Mạch định thiên có hồi tiếp
Mạch định thiên có hồi tiếp

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT

MST: 0108733789

Hotline: 0981 223 001

Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề

Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...

Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook

MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...

Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac

Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...

Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11

Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...

Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa

Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...

9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím

Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...