Mạch ổn áp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định, góp phần bảo vệ các thiết bị điện tử khỏi những ảnh hưởng do biến động điện áp. Chúng ta sẽ cùng Học viện iT tìm hiểu chi tiết về mạch ổn áp nhé!
Mạch ổn áp là gì?
Mạch ổn áp là mạch điện có chức năng tạo ra và duy trì điện áp đầu ra ổn định bất chấp sự thay đổi của điện áp đầu vào trong phạm vi cho phép. Nó đóng vai trò như “lá chắn bảo vệ” các thiết bị điện tử khỏi tác hại do điện áp dao động, nhiễu, sụt áp hay quá áp.
Nhờ cung cấp điện áp ổn định, mạch ổn áp góp phần nâng cao chất lượng nguồn điện, đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu cho thiết bị và tăng tuổi thọ sử dụng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của mạch ổn áp
1. Mạch ổn áp cơ bản
Thành phần: Bao gồm diode ổn áp (diode zener) và điện trở.
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Diode zener có đặc tính ghim điện áp ở mức cố định (Vout) khi dòng điện đi qua ngược chiều.
- Điện trở (R) giới hạn dòng điện (I) cho diode zener, đảm bảo nó hoạt động trong phạm vi an toàn.
- Khi điện áp đầu vào (Vin) thay đổi, diode zener sẽ tự điều chỉnh điện trở của nó để duy trì Vout ổn định.
Xem thêm: Tìm hiểu mạch ổn áp dùng diode zener
2. Mạch ổn áp sử dụng transistor
Trong thực tế, do điện trở R có hạn dòng khá cao, không phù hợp với những mạch điện tiêu thụ dòng điện lớn. Do đó, người ta mắc thêm transistor cho mạch ổn áp.
Thành phần: Bao gồm transistor, diode zener, điện trở.
Nguyên lý hoạt động như sau:
- Diode zener và điện trở đảm bảo điện áp tại chân B của transistor luôn ổn định ở mức Vref.
- transistor có điện áp tại chân B luôn cao hơn điện áp chân E khoảng 0.6V. Khi điện áp đầu vào Vin thay đổi, transistor sẽ tự động điều chỉnh dòng điện Ic qua nó để duy trì điện áp Vout (điện áp tại chân E) luôn ổn định ở mức Vref – 0.6V.
Ứng dụng của mạch ổn áp
Mạch ổn áp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
- Thiết bị điện tử: Máy tính, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa nhiệt độ,…
- Thiết bị y tế: Máy theo dõi bệnh nhân, máy thở, thiết bị chẩn đoán hình ảnh,…
- Thiết bị công nghiệp: Biến tần, bộ điều khiển động cơ, robot,…
- Hệ thống tự động hóa: Hệ thống điều khiển tòa nhà, hệ thống an ninh, hệ thống tưới tiêu,…
- Bộ nguồn DC: Biến đổi điện áp AC thành DC với điện áp ổn định.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch ổn áp. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11
Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...
Th12
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12