Mạch chỉnh lưu cầu là mạch điện cần thiết cấu thành nên một bộ nguồn điện tử. Vậy bạn đã biết mạch chỉnh lưu cầu là gì chưa? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu chi tiết về mạch chỉnh lưu cầu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Mạch chỉnh lưu là gì? Chức năng và ứng dụng của mạch chỉnh lưu
Mạch chỉnh lưu cầu là gì?
Mạch chỉnh lưu cầu là một mạch điện có chức năng chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC). Hiểu một cách đơn giản thì đầu vào của mạch là dòng AC và đầu ra là dòng DC.
Mạch cầu chỉnh lưu rất phổ biến trong các nguồn cung cấp điện áp DC sử dụng cho các thiết bị hoặc các linh kiện điện tử.
Nguyên lý làm việc của mạch chỉnh lưu cầu
Nửa chu kỳ dương (+):
- Diode D1 và D2 được phân cực thuận, cho phép dòng điện đi qua.
- Diode D3 và D4 được phân cực ngược, chặn dòng điện.
- Dòng điện xoay chiều (AC) di chuyển từ đầu vào qua D1, D2, tải, và tụ điện C, sau đó ra đầu ra.
- Dòng điện tại đầu ra luôn cùng chiều với nửa chu kỳ dương của AC.
Nửa chu kỳ âm (-):
- Diode D3 và D4 được phân cực thuận, cho phép dòng điện đi qua.
- Diode D1 và D2 được phân cực ngược, chặn dòng điện.
- Dòng điện AC di chuyển từ đầu vào qua D3, D4, tải, và tụ điện C, sau đó ra đầu ra.
- Dòng điện tại đầu ra luôn cùng chiều với nửa chu kỳ âm của AC.
Kết quả:
Nhờ sử dụng 4 diode được mắc theo hình cầu, bộ chỉnh lưu cầu có thể chuyển đổi toàn bộ điện áp AC đầu vào thành điện áp DC tại đầu ra. Dòng điện DC này luôn cùng chiều so với cả hai nửa chu kỳ của AC, loại bỏ thành phần xoay chiều và tạo ra dòng điện một chiều gần như hoàn chỉnh.
Lưu ý:
- Tụ điện C được sử dụng để lọc nhiễu và làm mượt dòng điện DC, giúp cải thiện chất lượng điện áp đầu ra.
- Hiệu quả hoạt động của bộ chỉnh lưu cầu phụ thuộc vào loại diode được sử dụng và kích thước tụ điện.
Các loại mạch chỉnh lưu cầu
Nhìn chung, mạch chỉnh lưu cầu được chia ra thành 2 loại chính là mạch chỉnh lưu cầu 1 pha và mạch chỉnh lưu cầu 3 pha. Trong đó, 2 loại này lại được chia nhỏ ra thành các chỉnh lưu không kiểm soát, bán kiểm soát và kiểm soát toàn phần.
Mạch chỉnh lưu cầu 1 pha gồm 4 diode để chuyển từ nguồn AC sang DC. Còn mạch chỉnh lưu cầu 3 pha gồm 6 diode để chuyển từ nguồn AC sang DC.
Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ về mạch logic, mạch khuếch đại và mạch nguồn xung
Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu
Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu bao gồm các thiết bị như: Máy biến áp, cầu diode, bộ lọc và bộ điều chỉnh.
- Máy biến áp: Có nhiệm vụ thay đổi biên độ của điện áp đầu vào.
- Bộ chỉnh lưu cầu diode (Có 4 diode hoặc nhiều hơn): Để tạo ra dòng điện 1 chiều DC.
- Bộ lọc: Làm mịn, giảm tối đa độ gợn biên độ điện áp đầu ra, giúp cho điện áp DC ổn định.
- Bộ điều chỉnh: Có chức năng điều chỉnh điện áp đầu ra.
Ưu và nhược điểm của mạch chỉnh lưu cầu
Ưu điểm của mạch chỉnh lưu cầu là có thể không cần biến áp, độ gợn sóng ngõ ra nhỏ với điện áp trung bình lớn. Cho nên, nó được ứng dụng rộng rãi trên thực tế, nhất là với điện áp trên 10V và dòng tải có thể lên đến 100 ampe.
Nhược điểm của mạch chỉnh lưu cầu là có hai điốt tham gia dẫn dòng, điốt nhóm lẻ dẫn dòng ra tải. Và điốt nhóm chẵn dẫn dòng tải về nguồn. Như vậy sẽ có sụt áp do hai điốt gây ra. Chính vì lý do này mà mạch cầu không thích hợp với chỉnh lưu điện áp thấp dưới 10V khi dòng tải lớn.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về mạch chỉnh lưu cầu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12