Thay SSD cho MacBook Air 13 inch là cách đơn giản để nâng cấp tốc độ, dung lượng cho máy. Đặc biệt với các MacBook có cấu hình gốc chỉ 128GB hoặc 256GB. Trong bài viết này Học Viện IT sẽ hướng dẫn quy trình thay SSD cho dòng MacBook Air 13 inch chuẩn cho thợ mới vào nghề.
Lưu ý: Hướng dẫn sẽ chỉ áp dụng cho MacBook Air 2017 trở về trước. Các mẫu MacBook Air từ 2018 thì SSD bị hàn chết, không thay được
1. Lưu ý trước khi nâng cấp ổ cứng MacBook
Trước khi nâng cấp ổ cứng MacBook, bạn cần:
- Kiểm tra độ tương thích: MacBook (2010–2012) hỗ trợ chuẩn SSD SATA 3.0, còn MacBook từ 2013–2017 sẽ hỗ trợ chuẩn SSD PCIe NVMe. Bạn vào Apple Menu > About This Mac để xem đời máy.
- Sao lưu dữ liệu: Trước khi tháo ổ cứng cũ, hãy sử dụng Time Machine hoặc phần mềm sao lưu để lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng.
- Bộ Tool kỹ thuật: Đầy đủ các Tua vit các kích cỡ để tháo mở từng bộ phận.
2. Quy trình thay thế ổ SSD cho MacBook Air 13”
Lưu ý: Bạn cần định dạng SSD mới sang APFS (macOS mới) hoặc Mac OS Extended (macOS cũ) trước khi thay.
Bước 1: Tháo vỏ đáy của MacBook
Đầu tiên, bạn tắt nguồn hoàn toàn MacBook, lật ngược máy, úp màn hình xuống bề mặt miếng lót. Sau đó, bạn dùng tua vít P5 để tháo 10 con ốc gồm::
- 2 ốc dài 9mm (ở cạnh sau, gần bản lề).
- 8 ốc ngắn 2.6mm (xung quanh mép vỏ).
Các bạn học viên mới cần lưu ý: Đặt ốc vào hộp nhỏ hoặc sắp xếp theo vị trí để tránh nhầm lẫn khi lắp lại.
Bạn nhẹ nhàng tháo nắp MacBook ra, cẩn thận tránh làm cong vỏ nhôm.
Bước 2: Ngắt kết nối pin
Bạn cần tìm đầu nối pin (có dây nhựa trong gắn vào bo mạch). Dùng tay kéo nhẹ song song với bảng mạch theo hướng ra ngoài. Tuyệt đối không nhấc lên vì sẽ làm hỏng socket kết nối.
Bước 3: Tháo ổ SSD cũ
Bạn dùng tua vít T5 Torx tháo 1 ốc 2.9mm đang giữ ổ SSD. Sau đó, bạn nhẹ nhàng nhấc đầu ổ lên khoảng 1-2 cm rồi kéo ổ ra thẳng theo chiều socket.
Lưu ý: Không nhấc cao quá để tránh làm gãy chân cắm.
Bước 4: Gắn ổ SSD mới
Bạn đặt ổ mới đúng chiều và đẩy thẳng vào khe cắm rồi vặn lại ốc để cố định. Cuối cùng, bạn cắm lại đầu nối pin và gắn nắp đáy máy là xong.
Sau khi bạn đã lắp ổ SSD mới, hãy kết nối bộ sạc, bật nguồn máy lên để tiến hành kiểm tra xem ổ cứng mới đã được nhận và hoạt động bình thường chưa.
Nếu Macbook không nhận SSD, bạn hãy tháo lại máy, kiểm tra lại SSD đã được cắm chắc chắn vào máy chưa. Tiến hành vệ sinh lại chân cắm. Ngoài ra bạn cũng hãy kiểm tra lại ổ cứng SSD đã đúng loại chưa.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các học viên mới thay thế ổ SSD cho MacBook Air 13 inch thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy inbox trực tiếp để các giảng viên tại Học viện iT giải đáp chi tiết.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3