Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng cấp linh kiện điện tử. Với máy đóng chip, bạn có thể thay thế các chip bị hỏng trên mainboard, hấp mainboard hoặc card VGA bị ẩm…
Tuy nhiên, việc sử dụng máy đóng chip đòi hỏi sự cẩn thận và kỹ thuật cao để tránh làm hỏng linh kiện. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đóng chip một cách an toàn và hiệu quả.
Lưu ý: Bài viết này hướng dẫn trên máy hàn chipset BGA điều khiển bằng tay Seamark ZM-R5830 đang được sử dụng tại Học viện iT.
1. Lưu ý trước khi sử dụng máy đóng chip laptop
Bạn cần lưu ý những điều sau khi sử dụng máy đóng chip:
- Tránh xa khí hoặc chất lỏng dễ cháy, nổ, ăn mòn.
- Tránh những nơi ẩm ướt, độ ẩm không khí dưới 90%.
- Nhiệt độ -10 ℃ ~ 40 ℃, tránh ánh nắng trực tiếp, tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian dài.
- Không có bụi, sợi và hạt kim loại bay lơ lửng trong môi trường hoạt động.
- Nơi lắp đặt cần phẳng, vững chắc, không rung lắc.
- Nghiêm cấm đặt vật nặng lên thiết bị.
- Tránh ảnh hưởng của luồng không khí trực tiếp, chẳng hạn như điều hòa, lò sưởi hoặc quạt.
- Phía sau trạm làm lại cần để trống 30CM để tản nhiệt.
- Bàn đặt (900 × 900 mm) phải phẳng, chiều cao tương đối từ 750 ~ 850 mm.
- Việc phân phối dây điện phải được thực hiện bởi kỹ thuật viên chuyên nghiệp có trình độ, dây chính là 1.5 mét vuông. Thiết bị phải được nối đất tốt.
- Tắt nguồn sau khi sử dụng, nguồn điện phải được ngắt nếu không cần sử dụng trong thời gian dài.
2. Cấu tạo của máy đóng chipset
Máy đóng chíp bao gồm các bộ phận sau:
STT | Bộ phận | Chức năng | Cách sử dụng |
1 | Trục điều chỉnh Y | Điều chỉnh Đầu Khò Trên trục Y | Phía sau bên phải, phía trước bên trái |
2 | Trục điều chỉnh Z | Điều chỉnh Đầu Khò Trên trục Z | Phía trên bên phải, phía dưới bên trái |
3 | Đầu Khò Trên | Hàn BGA | Điều chỉnh theo trục Z |
4 | Đèn LED | ||
5 | Khối nhiệt độ | ||
6 | Khay PCB | Giữ PCB | |
7 | Nút bên phải của đầu khò | Bật đầu khò bên phải | |
8 | Công tắc nguồn | Bật/tắt | |
9 | Nút khởi động | Khởi động máy gia nhiệt | |
10 | Quạt đối lưu | Làm mát PCB | |
11 | Đầu phun trên cùng | Đảm bảo luồng khí nóng tập trung vào BGA | Vị trí phù hợp với BGA |
12 | Hỗ trợ thanh trượt | Siết chặt ốc vít để giữ PCB | |
13 | Đầu phun dưới cùng | Đảm bảo luồng khí nóng tập trung vào PCB | |
14 | Hỗ trợ PCB | Điều chỉnh và hỗ trợ PCB không bị biến dạng | Để điều chỉnh chiều cao của đinh |
15 | Đai ốc khóa | Giữ khay cố định | |
16 | Nút bên trái của đầu khò | Bật đầu khò bên trái | |
17 | Nút đèn | Bật đèn | |
18 | Cảm biến | Đo nhiệt độ thực tế | |
19 | Màn hình cảm ứng | Đặt các tham số nhiệt độ để điều khiển máy | |
20 | USB | Giao tiếp với bộ nhớ bên ngoài |
3. Thao tác sử dụng máy đóng chipset
Đối với máy mới mua, bạn bật nguồn điện, máy sẽ hiển thị màn hình khởi động (Pic 1). Sau đó bạn SET UP trên màn cảm ứng, nhập mật khẩu mặc định là 8888 và nhấn ENT (Pic 2).
Sau khi đăng nhập thành công, màn hình sẽ hiển thị giao diện làm việc cơ bản như hình minh họa bên dưới.
Bạn sẽ cần quan tâm đến các nhóm thông số chính trên màn hình máy đóng chipset, bao gồm:
*Khung Trạng thái (bên dưới màn hình)
- Top temperature – Nhiệt độ thực tế của Đầu Khò Trên (đường màu đỏ).
- Top setting – Nhiệt độ cài đặt cho Đầu Khò Trên.
- Bottom temperature: Nhiệt độ thực tế của đầu khò dưới (đường màu vàng).
- Bottom setting: Nhiệt độ cài đặt cho Đầu khò dưới.
- IR temperature: Nhiệt độ thực tế của tấm gia nhiệt IR (đường màu xanh lá).
- IR setting: Nhiệt độ cài đặt cho tấm gia nhiệt IR.
- Run time: Hiển thị thời gian khò
*Khung Chức năng (bên phải màn hình)
- Start: Nút kích hoạt
- Stop: Dừng.
- Manual Cooling: Chuyển đổi giữa làm mát thủ công và tự động.
- Manual Vacuum: Điều khiển thủ công hệ thống ống hút thủ công, dùng khi nhấc chip.
- Temperature setting: Chuyển sang màn hình cài đặt nhiệt độ.
- Save to USB: Lưu trữ dữ liệu hiện tại vào thiết bị lưu trữ qua cổng USB . (Định dạng là BMP)
Tiếp theo, chúng ta sẽ cần thiết hành thiết lập nhiệt độ làm việc cho máy đóng chip.
Bước 1: Chọn Temperature setting và tiến hành cài đặt nhiệt độ.
Bạn có thể tham khảo thông số hình ảnh minh họa hoặc tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên hãy lưu ý luôn cài đặt nhiệt độ ở các mục Top thấp hơn Bottom. Cài đặt thời gian Top và Bottom luôn bằng nhau và nhiệt độ IR Temp không quá 210℃ để tránh làm hỏng main.
Bạn cũng nên đặt tên cho thiết lập và nhấn Save data > Confirm để lưu sử dụng cho lần sau.
Bước 2: Sau khi thiết lập nhiệt độ khò xong, bạn đặt và cố định main trên máy.
Bước 3: Lựa chọn đầu khuôn phù hợp với chip và điều chỉnh Đầu Khò Trên cách main 2-3 cm.
Bước 4: Nhấn Start trên màn hình cảm ứng của máy để bắt đầu.
Khi nhiệt độ đạt trên 100℃ thì cần bôi mỡ xung quanh mặt chip.
Chờ khoảng 3-5 phút là có thể nhấc chip ra khỏi Main.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT về cách sử dụng máy đóng chipset nhằm giúp bạn hiểu được cấu tạo và quy trình làm việc cơ bản. Để sử dụng thành thạo và nâng cao kiến thức chuyên môn, hãy đăng ký ngay Khóa học điện tử cơ bản nhằm tiến xa hơn trong lĩnh vực sửa chữa laptop.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về khóa học hay các kiến thức liên quan, liên hệ ngay với Học viện iT để được giải đáp tốt nhất.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy cấp nguồn đa năng cho người mới bắt đầu
Máy cấp nguồn đa năng là một công cụ quen thuộc giúp kỹ thuật viên...
Th11
Quy trình thay ổ cứng laptop chuẩn Học Viện iT
Hiện nay, nhu cầu lắp thêm, nâng cấp ổ cứng laptop để cải thiện tốc...
Th11