Bạn đã biết cách kết nối thiết bị Bluetooth trên cả Windows và macOS chưa? Hãy cùng Học viện iT.vn tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Tổng hợp phần mềm cần thiết khi cài Win cho anh em kỹ thuật
1. Ghép thiết bị Bluetooth với Windows
Đầu tiên, bạn cần ghép thiết bị Bluetooth với hệ điều hành Windows. Quá trình này khá đơn giản và có thể thực hiện dễ dàng thông qua cài đặt Bluetooth trên Windows. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + I và chọn mục Bluetooth & devices.
Bước 2: Tại đây, bạn bật Bluetooth (Nếu cần) và nhấn Add a Device để tìm kiếm các thiết bị Bluetooth có sẵn trong phạm vi.
Bước 3: Trong danh sách thiết bị Bluetooth hiển thị, chọn thiết bị mà bạn muốn ghép đôi là xong.
2. Khởi động lại và ghép thiết bị với macOS
Sau khi bạn đã thành công trong việc ghép thiết bị với Windows, hãy khởi động lại máy tính của bạn và tiến hành ghép thiết bị với macOS.
Bước 1: Trên thanh menu ở góc trên bên phải của màn hình, nhấn vào biểu tượng Bluetooth và chọn Open Bluetooth Preferences…
Bước 2: Trong cửa sổ Bluetooth Preferences, đảm bảo rằng Bluetooth đã được bật (Bluetooth: On).
Bước 3: Trong cửa sổ Bluetooth Preferences, thiết bị Bluetooth mà bạn muốn kết nối sẽ xuất hiện trong danh sách Devices. Bạn chỉ cần nhấn vào tên thiết bị đó để ghép nối.
3. Sử dụng ứng dụng Keychain Access
Ứng dụng Keychain Access trên macOS dùng để truy cập thông tin Bluetooth của thiết bị. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mở ứng dụng Keychain Access, hãy nhập từ khóa “bluetooth” vào ô tìm kiếm. Sau đó, nhấp đúp vào mục Mobile Bluetooth gần nhất để mở một cửa sổ mới.
Bước 2: Trong cửa sổ mới, bạn sẽ thấy địa chỉ thiết bị của mình được hiển thị trong trường Account (xx:xx:xx:xx:xx:xx). Hãy ghi lại địa chỉ này.
Bước 3: Tiếp theo, trong cùng cửa sổ, chọn tùy chọn Show password và nhập thông tin đăng nhập của bạn (hai lần).
Bước 4: Mật khẩu hiện tại là một tệp XML. Chọn trường dữ liệu, nhấn Option + A, sau đó sao chép và dán nó vào một trình soạn thảo văn bản.
Bước 5: Dưới <key>LinkKey</key>, sao chép giá trị nằm giữa các thẻ <string>xx-xx-xx-xx</string> ra ngoài hệ điều hành macOS.
4. Sử dụng ứng dụng PsTools
Bạn khởi động lại máy tính vào hệ điều hành Windows và tiếp tục thực hiện như sau:
Bước 1: Tải về PsTools và giải nén file PsExec. Nếu bạn muốn truy cập dễ dàng hơn từ dòng lệnh, hãy chép nó vào thư mục C:\Windows.
Bước 2: Mở PowerShell (hoặc CMD) với quyền quản trị. Nhập “psexec -s -i regedit” vào PowerShell (hoặc CMD).
Bước 3: Bạn di chuyển đến địa chỉ HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\BTHPORT\Parameters\Keys\BD_ADDR. Chỉnh sửa khóa được đặt theo địa chỉ thiết bị (như ở bước 2 mục 3) và thay thế giá trị bằng giá trị bạn đã sao chép (theo đúng định dạng).
Bây giờ, bạn đã có thể kết nối thiết bị Bluetooth trên cả hai hệ điều hành Windows và macOS rồi đấy! Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Cách sửa 7 lỗi thường gặp khi cài Windows 10/11
Cài đặt Windows 10/11 là kỹ năng cốt lõi của kỹ thuật viên sửa laptop....
Th5
Hướng dẫn sửa lỗi màn hình xanh System Thread Exception Not Handled (0x0000007E)
Khi sử dụng laptop, bạn có thể gặp lỗi màn hình xanh với thông báo...
Th5
Cách sửa lỗi Màn hình xanh Inaccessible Boot Device (0x0000007B)
Lỗi màn hình xanh là một vấn đề khó chịu trên Windows, đặc biệt là...
Th5
Cách tạo USB boot để cài Windows từ Ubuntu bằng Ventoy
Bạn cần cài Windows cho laptop nhưng máy lại đang chạy hệ điều hành Ubuntu?...
Th5
MacBook không nhận ổ cứng ngoài? Thử ngay 9 cách sau
Khi MacBook không nhận ổ cứng ngoài, đó có thể là sự cố từ hệ...
Th5
Hướng dẫn thay cảm biến Touch ID cho MacBook
Tiếp nối các bài viết hướng dẫn học viên cách tháo lắp, thay thế linh...
Th5