Một số trường hợp máy có nguồn nhưng không thể kích, máy kích nhưng không lên hình, máy không nhận LAN,đơ treo. Bạn có thể sử dụng đồng hồ số Wellink HL – 401 để kiểm tra.
Thông qua việc đo xung cơ bản có thể giúp chúng ta loại bỏ nhanh vùng hư hoặc không hư.
Đầu tiên phải kể đến là xung 32,768khz , là xung nhịp ban đầu giúp I/O và BIOS hoạt động ngay khi vừa cấp nguồn vào máy.
– Nằm gần chip I/O nếu là loại XTAL 4 chân thì chân 1,4 đi vào I/O.
– Luôn có tụ vài chục P nối mass hồi tiếp duy trì dao động.
– Chân 2,3 nối mass chống nhiễu.
Thông qua xung này có thể xác định nhanh có nguồn 3,3v cấp cho I/O và ROM_ BIOS hay chưa, nếu đã có nguồn cấp cho chip I/O mà không xuất hiện xung này thì khả năng lỗi I/O là rất cao, một số ít hư chính thạch anh này. Dĩ nhiên là không thể kích nguồn khi mất xung này.
Kế tiếp là xung chuẩn gốc của khối clockgen xung 14,3 MHz này chỉ xuất hiện tại thạch anh 14,3MHz được mắc sẵn đi vào 2 chân của IC xung clock, khi khởi động máy, 1 dường nguồn 3,3v cấp vào ic, tại chân thach anh xuất hiện ngay sóng sin có tần số 14,3 MHz. Nếu máy có nguồn đầy đủ, 1 đường lệnh đến ic cho phép khối xung nhịp này hoạt động, lúc này xung 14,3 MHz sẽ được nhân lên theo từng tỉ lệ nhất định cho ra nhiều tần số khác nhau, đi ra các chân khác nhau cấp về các khối trên main.
Sau khi có lệnh CLK_EN các xung 33 Mhz, 48 Mhz, 66,100,200Mhz… xuất hiện với tần số cao như vậy đang hoạt động trong ic nên ic phát nhiệt rất cao nên khi đo thấy có 14.3 Mhz, và ic nóng rát đó chính là dấu hiệu cho biết ic đã hoạt động. Đây cũng là kinh nghiệm cho các bạn mới vào nghề lưu ý vì đa số các bạn khi thấy ic này nóng rát tay thì cho là hư, lỗi. Không đâu, nó đang hoạt động đấy.
Bên mình có đầy đủ thiết bị như máy đếm tần lên đến 2Ghz, máy hiện sóng digital 100M thì việc kiểm tra các xung 66,100.200Mhz rất dễ và chính xác nhưng cơ bản vẫn dùng đồng hồ HL301 như trên là đủ, chỉ những trường hợp thật phức tạp mồi dùng đến máy móc trên.
Một số pan như không nhận LAN, đơ, treo máy nghi ngờ là lỗi ic LAN các bạn nên đo nhanh xung 25 Mhz. Nếu có xung này thì có thể xác định khả năng hơn 90% là có nguồn cấp và ic LAN ok. Không nhận LAN có thể do chip nam.
Trên đây là 1 số thao tác nhanh cơ bản hỗ trợ đo xung từ HL-301 hoặc hl-401 tối đa 40Mhz, thế cũng đủ giúp chúng ta tiêt kiệm thời gian khoanh vùng sửa chữa hữu hiệu.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3