Bài viết sẽ tìm hiểu chi tiết về chip core i3, một trong những thuật ngữ thường thấy khi nhắc đến những sản phẩm laptop giá rẻ.
Chắc hẳn đối với bất kỳ một người dùng máy tính nào, những thuật ngữ như chip core i3, chip core i5 hay core i7 đều khá quen thuộc. Chúng ta thường hiểu rằng nếu như một chiếc máy tính có con chip với số càng cao thì đồng nghĩa với thiết bị đó càng khỏe, và tất nhiên cũng đắt hơn. Tuy vậy, cụ thể con chip Intel Core i3 là gì, có những đặc điểm và tính năng nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu sau đây
Chip Core i3 là gì?
Lịch sử hình thành và phát triển của dòng chip Intel Core inside được bắt đầu từ năm 2011. Khi đó, nhà sản xuất Intel đã cho ra mắt nền công nghệ thế giới một thế hệ chip mới với những cải tiến và nâng cấp hơn so với dòng Intel Core Duo trước đó. Và kể từ đây, chúng ta đã quen dần với những thuật ngữ như chip i3, i5, i7 hay thậm chí là cả chip core i9.
>>> Chipset trên máy tính là gì? <<<
Việc cho ra mắt nhiều dòng chip với những con số thứ tự được đánh từ bé đến lớn khác nhau cũng chính là cách mà nhà sản xuất Intel phân loại các sản phẩm của mình. Cả 3 dòng chip core i3, core i5 và core i7 đều có những khác biệt. Dĩ nhiên, con chip core i3 sẽ là con chip với hiệu năng cũng như những trang bị khiêm tốn nhất, sau đó đến dòng i5 và i7.
Chip core i3 là Là bộ vi xử lý dòng Core thấp nhất có 2 nhân (ở những thế hệ mới chip i3 còn 4 nhân) nhưng có 4 luồng xử lý nhờ công nghệ siêu phân luồng Hybrid-Threading. Công nghệ siêu phân luồng giúp tăng gấp đôi luồng xử lý của chip nhờ khả năng mô phỏng các lõi xử lý ảo. Bộ nhớ cache L3 thậm chí có thể đạt 3 tới 4MB và tốc độ xung nhịp tổng thể có thể tăng tối đa từ 2,7 tới 3,9 GHz. Mức giá cho một con chip Intel Core i3 hiện nay dao động từ khoảng 2,5 đến hơn 3 triệu đồng. Tuy nhiên bạn có thể mua một con chip core i3 cũ với giá thành rẻ hơn nhằm tiết kiệm chi phí.
Vai trò của Chip Core i3 là gì?
Những con chip Core i3 đủ sức đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng cơ bản như xem video, làm việc văn phòng, xử lý, chỉnh sửa video, âm nhạc cơ bản. Những con chip Core i3 thường đi kèm với card đồ họa tích hợp từ Intel, cho phép máy tính có thể xử lý khá dễ dàng với các tựa game cơ bản. Nhìn chung với con chip Core i3, người dùng sẽ hiếm khi phải kiểm tra nhiệt độ CPU thường xuyên do con chip này không tiêu tốn quá nhiều năng lượng và tỏa nhiệt nhiều.
Nếu bạn là một người dùng thông thường và chỉ sử dụng máy tính với các tác vụ cơ bản, việc lựa chọn Core i3 là hoàn toàn thích hợp, bởi ngay cả khi dùng chip Core i5 hoặc i7, bạn cũng không thể tận dụng được hết chức năng của chúng.
Nếu bạn là một người dùng thông thường và chỉ sử dụng máy tính với các tác vụ cơ bản, việc lựa chọn Core i3 là hoàn toàn thích hợp, bởi ngay cả khi dùng chip Core i5 hoặc i7, bạn cũng không thể tận dụng được hết chức năng của chúng.
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm laptop core i3 vẫn rất phổ biến và là một trong những dòng sản phẩm bán chạy của các hãng. Lý do là vì con chip này thường được trang bị trên những chiếc laptop với mức giá rất tốt, phù hợp cho đại đa số nhu cầu sử dụng các tác vụ văn phòng thông thường của người dùng tại thị trường Việt Nam. Chúng ta có thể điểm qua một vài cái tên nổi bật như laptop core i3 dell dòng Inspiron 3576 i3, 3567 i3, 3476i3…, hay dòng laptop core i3 asus như VivoBook S15 i3, S14 i3… Ngoài ra còn có rất nhiều những lựa chọn laptop core i3 giá rẻ đến từ các thương hiệu khác mà bạn có thể dễ dàng tìm mua tại hầu hết các hệ thống máy tính ở khắp cả nước.
Ý nghĩa thông số chip Intel Core i3, i5, i7
Đã có bao giờ bạn đọc thử những thông số được nhà sản xuất Intel đặt cho những con chip của mình, và không thể hiểu nổi ý nghĩa của những chữ số đó chưa? Tôi tin rằng, trừ khi bạn là một người thực sự am hiểu và tìm tòi về máy tính, còn không chắc chắn việc có thể hiểu được hết ý nghĩa của những thông số đó là một thách thức thực sự. Và đáng buồn là không ít người bán hàng đã lợi dụng việc này để lừa bán cho khách hàng những chiếc máy tính với giá thành đắt đỏ mà hiệu năng lại vô cùng yếu.
Chính vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này trong phần tiếp theo. Tuy nhiên bài viết sẽ chỉ đề cập đến ý nghĩa của những loại chip Intel dành cho Laptop đang hiện hành trên thị trường.
Dòng Chip Core i
Trải qua gần 9 thế hệ, CPU Intel Core i là dòng chip phổ biến nhất trên thị trường laptop hiện nay bởi sự hiệu năng xử lý, khả năng tương thích và tiết kiệm năng điện năng tiêu thụ. Vì có khá nhiều loại vi xử lý trong thế hệ CPU Intel Core i từ thế hệ đầu tiên đến thế hệ thứ 8, để người dùng có thể phân biệt được, Intel đã đặt tên các vi xử lý Core i theo công thức sau:
Tên vi xử lý: Intel Core + Tên dòng CPU + Số thứ tự thế hệ + Ba chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt
Trong đó:
– Tên dòng CPU: i3, i5, i7
– Số thứ tự thế hệ: Bắt đầu từ thế hệ thứ 2 trở đi (2,3,4,5…) riêng thế hệ đầu Nehalem không có
– Ba chữ số SKU: Với mỗi loại chip Intel sẽ có 3 chữ số SKU khác nhau
– Hậu tố đặc biệt: Chỉ ra các điểm đặc trưng của dòng chip đó dựa vào 2 điểm là hiệu năng xử lý và khả năng tiết kiệm điện năng (TDP). Đây là phần quan trọng nhất trong việc giải thích ý nghĩa các ký tự CPU Intel.
Ví dụ: Intel Core i5 5200U: Chip Intel Core i5, thế hệ thứ 5 (Broadwell), chip phổ thông, tiêu thụ điện năng cực thấp.
Intel Core i7 6700HQ: Chip Intel Core i7, thế hệ thứ 6 (Skylake), chip cao cấp với hiệu năng đồ họa cao.
Dòng chip Core M
Bên cạnh dòng chip core i3,i5,i7 phổ biến và rất quen thuộc trên, từ thế hệ thứ 5 (Broadwell) trở đi, Intel đã cho ra mắt thêm dòng Core M. Đây là dòng chip được sản xuất dành riêng cho loại thiết bị Laptop lai hay những mẫu UltraBook cực kỳ mỏng nhẹ. Công thức đặt tên được Intel áp dụng như sau:
Tên vi xử lý: Intel Core M + Tên dòng CPU + Số thế hệ + Y + Hai chữ số SKU
Trong đó:
– Tên dòng CPU: M3, M5, M7 chỉ xuất hiện ở đời thứ 2 (tức là thế hệ thứ 5 – Skylake). Đời đầu tiên (thế hệ thứ 5 – Broadwell) không có
– Số thế hệ: Bắt đầu từ số thứ 5 trở về sau
– Chữ “Y” là ký tự đặc biệt của dòng Intel Core M
– Hai chữ số SKU thể hiện tính năng đặc biệt
Ví dụ:
Intel Core M 5Y71: Chip Intel core M thế hệ đầu tiên (Broadwell), hỗ trợ công nghệ Vpro
Intel Core M5 6Y54: CPU Intel Core M5 thế hệ thứ hai (Skylake), bộ nhớ đệm Cache lớn
Intel Core M3 7Y30: CPU Intel Core M3 thế hệ thứ ba (Kabylake), tiết kiệm điện năng
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về con chip Core i3 của Intel, cũng như cách đọc những thông số trên các thế hệ chip Intel đang có trên thị trường. Có thể nói, những chiếc laptop core 3 giá rẻ vẫn luôn là một mặt hàng vô cùng hấp dẫn đối với nhu cầu sử dụng các tác vụ cơ bản hàng ngày của đại đa số người tiêu dùng trong nước. Hiểu và biết về con chip i3 này cũng chính là cách tự nâng cao khả năng sử dụng máy tính của bản thân.
Trong những bài viết sau, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu thêm về những “người anh em” của i3 như Chip core i5, core i7. Đừng quên theo dõi tại website hocvienit.vn để cập nhật những thông tin mới nhất.
HocvieniT.vn – Trung tâm đào tạo nghề sửa chữa Laptop hàng đầu với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, cam kết 100% học viên có việc làm sau khi kết thúc khóa học tại trung tâm.
>>> Chi tiết và đăng ký khóa học nghề sửa chữa Laptop bao đầu ra
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng
Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11
Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...
Th12
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12