1.Sơ đồ Emitơ chung (EC)
Trong cách mắc EC, điện áp vào được lấy giữa cực B và cực E, điện áp ra lấy từ cực C và cực E.
Dòng điện vào, điện áp vào, dòng điện ra và điện áp ra được đo bằng mili ampe kế và vôn kế như hình vẽ trên:
1.1 Họ đặc tuyến vào IB = f(UBE) khi UCE = const
Ta dùng các nguồn U1, U2 để phân cực cho các tiếp giáp JE, JC.
Để xác định đặc tuyến vào, cần giữ UCE = const, thay đổi trị số điện áp UBE bằng cách điều chỉnh biến trở VR1 và ghi lại các giá trị tương ứng IB, thay đổi UCE đến một giá trị khác và làm tương tự ta sẽ nhận được họ đặc tuyến vào như hình vẽ bên dưới.
Ta thấy, đặc tuyến vào giống như đặc tuyến thuận của tiếp giáp P-N. Khi UBE > U0 thì dòng IB tăng nhanh theo UBE.
Ứng với một giá trị của UBE khi tăng UCE thì đặc tuyến dịch sang phải, dòng IB giảm, vì: khi tăng UCE tức là UCE = UCB + UBE, coi UBE = const, tức là tăng UCB, điện áp ngược của tiếp giáp JC tăng vùng nghèo mở rộng chủ yếu về miền bazơ pha tạp ít, do đó khả năng tái hợp của điện tử và lỗ trống trong miền gốc giảm do đó dòng IB giảm.
1.2. Họ đặc tuyến ra IC =f(UCE) khi IB = const
Để vẽ đặc tuyến ra, giữ IB = const, thay đổi UCE và ghi lại các giá trị tương ứng của dòng IC. Thay đổi IB đến giá trị cố định khác và làm tương tự như trên sẽ nhận được họ đặc tuyến ra biểu thị mối quan hệ giữa UCE với dòng IC.
Họ đặc tuyến ra chia làm 3 vùng: Tuyến tính, bão hoà, cắt dòng:
- Vùng (1) (vùng cắt dòng): với tiếp giáp góp JC phân cực ngược, tiếp giáp JE được phân cực không (uBE=0) hoặc phân cực ngược. Dòng điện trên cực góp chỉ là dòng điện ngược của tiếp giáp JC (iC=iCB0 » 0).
- Vùng (2) (vùng khuếch đại): với tiếp giáp góp JC phân cực ngược, tiếp giáp phát JE phân cực thuận. Vùng này dòng điện cực gốc iB gần như tỷ lệ thuận với uBE (trong phạm vi tín hiệu bé) và được dùng làm vùng làm việc của các bộ khuếch đại vì:
- iB = uBE / Rvào = uvào / Rvào; iC = βiB = β * uvào / Rvào
- ura = E – iC * RC = E – RC / Rvào * β * uvào
- Vùng (3) (vùng bão hòa): là vùng mà với mọi giá trị iB khác nhau thì dòng iC chỉ có một giá trị cố định (với các tham số xác định của mạch). Khi đó điện áp giữa các cực của tranzito rất nhỏ và tranzito có thể xem như quy tụ thành 1 điểm.
Họ đặc tuyến truyền đạt biểu thị mối quan hệ IC = f(IB) khi UCE = const được suy ra từ họ đặc tuyến ra.
2. Sơ đồ bazơ chung (BC)
Cực bazơ B dùng chung cho cả đầu vào và đầu ra. Tín hiệu vào đặt giữa cực E và cực B, tín hiệu ra đặt giữa cực C và cực B.
2.1. Đặc tuyến vào: IE =f(UEB) khi UCB = const
Đặc tuyến vào cũng giống như đặc tuyến thuận của điốt, khi tăng UEB thì dòng IE tăng tương ứng.
Ứng với cùng một giá trị của UEB khi tăng UCB thì dòng IE tăng, vì: tăng UCB làm điện áp phân cực ngược tại IC tăng, điện trường ngược tại vùng này chính là điện trường thuận đối với các hạt dẫn điện đa số ở miền phát làm cho các hạt dẫn điện từ miền gốc chuyển sang miền góp tăng, IC tăng do đó IE tăng.
2.2. Đặc tuyến ra: IC =f(UCB) khi IE = const
Đặc tuyến ra là các đường thẳng gần như song song nhau. IC ≈ IE (thường IC ≤ IE ). Đặc tuyến ra không xuất phát từ gốc 0.
Khi UCB = 0 vẫn tồn tại dòng IC ≠ 0. Vì khi đó trên tiếp giáp JC vẫn tồn tại một điện trường tiếp xúc hướng từ khối N sang khối P, nó đẩy các hạt dẫn điện từ miền gốc sang miền góp, do đó IC ≠ 0.
3. Sơ đồ Côlêctơ chung (CC): Cực Côlêctơ dùng chung cho cả đầu vào và đầu ra
Họ đặc tuyến vào của sơ đồ CC có dạng khác hẳn, nó không xuất phát từ gốc 0, vì trong cách mắc này điện áp vào UBC phụ thuộc rất nhiều vào điện áp ra UEC. Khi UBC tăng, UEC = const, khi đó UEB giảm làm giảm dòng IB . Dòng IB giảm về bằng 0 khi UBC = UEC, khi đó UEB = 0.
Họ đặc tuyến ra tương tự như họ đặc tuyến ra của sơ đồ mắc EC bởi vì coi IC ≠ IE.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3