Zalo
Facebook

Hướng dẫn kiểm tra bộ nguồn ATX

Nguồn là một bộ phận vô cùng quan trọng trong máy tính. Nó đóng vai trò cung cấp điện năng cho các linh kiện bên trong máy tính. Chính vì vậy, khi nguồn máy tính bị lỗi sẽ khiến các linh kiện cũng ảnh hưởng theo.

Bạn đã biết cách kiểm tra nguồn máy tính sống hay chết chưa? Hãy cùng Học viện iT tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn kiểm tra bộ nguồn ATX
Hướng dẫn kiểm tra bộ nguồn ATX

1. Hiện tượng “ Sụt áp”

Sau một thời gian dài sử dụng đa số các bộ nguồn đều bị “yếu đi”. Hiện tượng này dân kỹ thuật gọi là “sụt áp”.

Ta dễ thấy được rằng là: đo nguồn rời có 5V, 12V, 3v3 nhưng cắm vào main thì không chạy hoặc nếu có chạy thì cũng bị chập chờn hay treo máy và hay khởi động lại một cách ngẫu nhiên.

Cách Test đơn giản nhất là ta dùng một điện trở tải (điện trở sứ trong các monitor CRT hay tivi) chừng vài ôm và vài chục W. Kẹp song song với que đo đồng hồ khi đó.

Nếu mức sụt áp <= 5% là được.

Chú thích:

+ 5V >=4.75V

+ 12V >= 11.4V

+ 3.3V >= 3.15V

2. Các nguyên nhân và cách xử lý

+ Tụ lọc nguồn ngõ vô (2 tụ to) khô hoặc không cân bằng: Thay cặp khác là được.

+ Cặp transistor công suất rỉ, yếu: Thay tương đương hoặc thay bằng E13007.

+ Cặp transistor nhí đảo pha (driver) rỉ, yếu: thay bằng C945 (xả trong các bộ nguồn) hoặc C1815.

+ Ic giao động bị lỗi: thay TL494, KA7500 (494 và 7500 thay thế cho nhau đều được)

+ Các tụ lọc ngõ ra khô hoặc phù: thay tụ to hơn vô hoặc mua 1 bịch 16V/2200MF thay cho tất cả các đường chính 5V, 12V, 3.3V là được.

+ Diode sung (diode kép dạng 3 chân như transistor công suất) ở ngõ ra: ít xảy ra nhưng không phải là không có.

+ Cuộn dây (biến áp chính) bị rỉ: rất ít xảy ra, khi thay nhớ so sánh chân hoặc xem ký hiệu trên lưng phải giống nhau.

3. Cách kiểm tra

Đo điện thế dây xanh (power on)

    Cấu tạo cơ bản của đồng hồ vạn năngCấu tạo cơ bản của đồng hồ vạn năng

 

  • Có khoảng 3 Volt đến 5 Volt: Nguồn cấp trước tốt.

– Nối dây xanh và đen Thấy quạt chạy là nguồn “đã chạy” nhưng chưa biết có “tốt” (đủ Ampere) hay không?

  • Kiểm tra cường độ: Có nhiều cách

– Mình mách cho bạn cách kiểm tra đơn giản và nhanh nhất là:

+ Để thang đo 10A :đo Ampere nguồn 5 volt mà thấy kim lên múc là tốt.

+ Nếu đồng hồ bạn ko có thang đo Ampere 10A thì bạn sử dụng cách thông thường.

– Xem trên nắp bộ nguồn thông số như thế nào rồi thử.

+ Chọn điện trở sứ theo tiêu chuẩn P=U*I

+ Thử ampere theo công thức I=U/R

Ví dụ: trên nguồn ghi 5V/5A

Giải:

  • Thử nguồn ở 80% thì R=U/I=5/(0.8*5)=1.25 ohm
  • Chọn công suất điện trở P=U*I= 5*5=25W

⇒ Vậy phải chọn R=1.25ohm/25W

Các mức nguồn còn lại tính toán tương tự.

Note:

  • Khi đo nếu check nguồn máy tính còn hư hoặc linh kiện nào mất phẩm chất thì nó hư liền cho nên bạn chỉ nhấp xem kim lên múc chưa. Nếu chưa thì bạn tiến hành sửa tiếp.
  • Ta sẽ dùng cách đo này để tìm Pan luôn vì nếu có linh kiện nào mất phẩm chất thì nó sẽ bị hỏng.

4. Tháo bộ nguồn ra quan sát

Vệ sinh trước và kiểm tra dấu cháy nổ

Nếu có cháy nổ thì phải kiểm tra các linh kiện và thay cái mới vào cho thật chính xác (nếu không chính xác có thể sẽ tạo ra thêm Pan mới).

Đo Volt

Đo Volt 2 đầu tụ lọc nguồn trước

+ Phải có khoảng 155V và 2 đầu kia cũng phải có khoảng 155 Volt.

+ Minh họa cách đo điện áp tụ lọc nguồn chỉnh lưu (2 tụ to).

Tụ điện
Tụ điện

Chú ý:  

  • 2 điện thế này phải cân nhau. Nếu không cân sẽ xinh ra bệnh nguồn và ra thiếu Amper.
  • Nếu không cân Volt: Bạn kiểm tra lại 2 tụ và 2 điện trở khoảng 150k (nối song song với 2 tụ)
  • Cần phải chú ý xem: cặp công suất có bị rỉ không? Kiểm tra tình trạng tụ nguồn xem có phù tụ hay xì dung môi không? Và kiểm tra các tụ lọc xem chúng có bị khô không?

Đo 5 volt cấp trước nếu không có

  • Kiểm tra Fet hoặc transistor công suất nguồn trước.
  • Điện trở vài trăm kOhm kích trước hoặc transistor kích trước.
  • Nếu mạch có IC dao động kích trước thì bạn phải gắn con Fet hoặc transistor vào mà thử đo chân cấp cho G có Volt dao động khoảng 2 Volt không

+ Nếu ko bạn xả trống chân bảo vệ để xác định IC có tốt chưa?

+ Nếu có dao động khoảng 2 V bạn gắn Feet vào (cách này giúp đỡ hao linh kiện vì có nhiều cái khi gắn Fet vào mở nguồn )

Đến đây nếu chưa ra 5V và 12V cấp cho dao nguồn chính thì bạn hãy kiểm tra phần sơ cấp.

Đến đây bạn đã có nguồn cấp trước 5 Volt rồi

  • Kiểm tra xem có nguồn 12V cấp cho con IC dao động nguồn chính ko?
  • Đa số khi có 5v thì 12v có luôn.
  • Bây giờ bạn chậm nguồn 5v xuống max và đo tại 1 trong 3 điểm của Transfor kế bên xem coi có thay đổi không ? (Transfor này làm nhiệm vụ kích cho nguồn sau và cấp dao động cho 2 con fet or transistor công suất chạy nguồn chính).

Nếu ko thấy thay đổi tại 1 trong 3 điểm ấy bạn kiểm tra thêm:

+ Xem Ic dao động nguồn chính có chạy chưa?

+ Xã chân out của con Ic dao động nguồn chính đc cấp bởi 12v đo AC xem có volt không? Hoặc nối với 1 tu Pi để cách ly DC

+ Kiểm tra 1 or 2 con transistor làm nhiệm vụ SW nguồn thường là con C945,C1815…

Chú ý: Khi chập 5 Volt xuống max nếu thấy quạt quay rồi tắt thì bạn bỏ qua giai đoạn kiểm tra trên.

Bây giờ bạn chỉ dùng đồng hồ đo OHM

Đồng hồ đo OHM
Đồng hồ đo OHM

Kiểm tra 2 con Fet or transistor công suất cấp cho nguồn chính:

– 2 con này tuyệt đối phải giống nhau. Nếu thay con mới không đúng số thì phải tra DataSheet có :

+ Điện thế C or S cao hơn hoặc bằng con củ

+ Amper cao hơn or bằng con củ

+ Hệ số khuyếch đại cao hơn hoặc bằng con củ

Chú ý: 2 con này quyết định công suất của bộ nguồn

Kiểm tra các linh kiện: diode, điện trở (phải chính xác), tụ có liên quan với 2 con Fet.

Chú ý: Các linh kiện này phải thật chính xác vì nguồn ATX làm việc rất ổn định không như bên Ti Vi thay những trị số gần đúng là được.

Kiểm tra phần sơ cấp cũng dùng đồng hồ đo OHM.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT

MST: 0108733789

Hotline: 0981 223 001

Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...