Zalo
Facebook

Tại sao bạn nên đầu tư một con chip Core i7 cho máy tính của mình?

Cùng HocvieniT.vn tìm hiểu chi tiết con chip core i7 về thông số, tính năng và những công dụng thông qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Intel Core i7
Tìm hiểu về Intel Core i7

Nếu như bạn là một người đam mê về công nghệ, đặc biệt là làm những công việc yêu cầu một chiếc máy tính với cấu hình cao, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với con chip Intel Core i7. Đây con chip thuộc phân khúc cao cấp trong các dòng chip core i của nhà sản xuất Intel. Tuy nhiên, bạn có thực sự biết rõ tất cả các thông tin liên quan đến chip core i7 là gì không? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

 

Chip Core i7 là gì?

Trong khuôn khổ của bài viết , chúng ta sẽ chủ yếu tập trung vào dòng chip core i7 laptop.

Chip Intel Core i7 là bộ vi xử lý 22nm, được trang bị 4 nhân với 8 luồng xử lý. Core i7 hiện là bộ vi xử lý mạnh mẽ nhất của Intel. Ngoài công nghệ Turbo Boost giúp tăng tốc độ xử lý, core i7 còn được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng ( Hyper Threading Technology ) cho phép nó có thể xử lý nhiều luồng dữ liệu hơn.

Riêng dòng chip core i7 laptop có thể có 2 nhân hoặc 4 nhân, tất cả đều hỗ trợ Hyper-Threading. Nhìn chung, laptop chơi game hoặc workstation thường có Core i7 lõi tứ, còn laptop doanh nhân thường dùng Core i7 lõi kép.

Bạn có thể xem chi tiết hơn những thông số của con chip này qua bảng so sánh với chip core i3core i5 dưới đây

So sánh một số tiêu chí cơ bản của Core i3,i5,i7
So sánh một số tiêu chí cơ bản của Core i3,i5,i7

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các khái niệm như số nhân, số luồng, công nghệ Turbo Boost, Hyper-Threading… qua bài viết về sự khác nhau giữa các loại chip của Intel tại đây. Nhưng nhìn chung, các thông số đó có thể hiểu như sau:

– Càng nhiều nhân thì con chip đó càng mạnh mẽ. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà đôi khi chip 2 nhân cũng có thể là đủ.

– Hyper-Threading sẽ tách 1 nhân vật lý thành 2 nhân logic, song sự chênh lệch về hiệu năng thường chỉ vào mức 20%.

– Turbo-Boost cho phép chip Intel thay đổi xung nhịp để phù hợp với yêu cầu tính toán. Xung nhịp càng cao thì mức độ tiêu thụ pin và tỏa nhiệt cũng càng cao.

– Cache là bộ nhớ đệm giữa CPU và RAM. Cache càng cao thì CPU càng ít phải lấy dữ liệu từ RAM, giúp tăng tốc độ xử lý.

 

Chip Core i7 phù hợp với những nhu cầu nào của người dùng?

Những con chip core i7 thế hệ mới nhất vẫn giữ nguyên định hướng ban đầu từ trước đến nay của nhà sản xuất Intel, đó là thuộc phân khúc cao cấp. Core i7 thường được tích hợp trong những chiếc Laptop doanh nhân, ultrabook hay các laptop chơi game cấu hình khủng. Thường thì dòng doanh nhân sẽ sử dụng chip loại U để kéo dài thời lượng sử dụng còn đối với game thủ thì vẫn là dòng H hay HQ để nâng cao tối đa hiệu suất chơi game.

 

Đối với những người làm đồ họa, kỹ xảo, họ thường hay sử dụng Core i7 H hay HQ để nâng cao chất lượng công việc cũng như giảm bớt thời gian render. Tuy nhiên giá thành cho những chiếc laptop sử dụng Core i7 cũng không phải là rẻ chút nào, thường thì khoảng giá 20 triệu trở lên. Trong trường hợp vẫn muốn sở hữu một con chip với hiệu năng cao nhưng lại không quá dư giả về tài chính, chip core i7 cũ cũng là một sự lựa chọn không tồi.

 

Phân loại kiến trúc thiết kế của các thế hệ Chip Core i

 

Nehalem (thế hệ thứ nhất)

Dùng socket LGA 1156 và một vài model dùng socket 1366. Đây là thế hệ chip được phát triển bởi Intel và thiết kế dựa trên quy trình công nghệ 32nm từ Westmere (tên cũ là Nehalem-C) và áp dụng nó vào kiến trúc Sandy Bridge mới. Tên mã trước đây được sử dụng đó là Gesher. Những CPU thuộc thế hệ đầu sẽ có ký hiệu như i3-520M, i5-282U…

 

Sandy Bridge (thế hệ thứ 2)

Điểm khác biệt lớn nhất giữa Sandy Bridge với thế hệ Nehalem đầu tiên là GPU tích hợp được sản xuất trên tiến trình 32nm. Sự khác biệt này sẽ giúp cho laptop/netbook trên thế hệ thứ 2 này đem lại chất lượng đồ họa cao hơn cũng như tiết kiệm điện năng hơn.

Trong khi thế hệ CPU Intel Core i đời cũ dành cho máy tính xách tay hay PC chỉ được ký hiệu bằng 3 chữ số kèm theo hậu tố thì đến thế hệ Sandy Bridge này, Intel đã có một chút thay đổi. Chip core i thế hệ 2 được ký hiệu bằng 4 chữ số và đi kèm với hậu tố (ví dụ như i3-2820QM, i5-2520U). Dòng CPU này thường sử dụng socket LGA 1155.

 

Thế hệ thứ 3 Intel Ivy Bridge

Thế hệ chip mới này sẽ giúp cho thiết bị của bạn trở nên mạnh mẽ và tiết kiệm năng lượng hơn so với phiên bản chip core trước. Ivy Bridge tích hợp công nghệ bóng bán dẫn 3D – Tri-Gate theo tiến trình 22nm. Cấu trúc trang bị sẵn chip đồ họa hỗ trợ DirectX 11 như HD 4000, có khả năng phát video siêu phân giải và xử lý các nội dung 3D.

Cấu trúc của CPU Ivy Bridge với GPU được tích hợp vào bên cạnh các nhân vi xử lý. Nó có bộ nhớ L3 Cache share chung cho các nhân. Trong khi đó bên phải là các bộ điều khiển bộ nhớ, I/O. display…

Về cơ bản, các chip Ivy Bridge khi được lên kệ sẽ có tên thông dụng là Core i3, core i5 và core i7 thế hệ thứ 3. Để có thể nhận diện một mẫu máy có sử dụng Ivy Bridge, người ta sẽ dựa vào số 3 sau dấu gạch ngang trong tên chip. Tương tự với CPU Intel thế hệ thứ 2, chip Ivy Bridge cũng được sử dụng socket LGA 1155.

 

Haswell thế hệ chip thứ 4

Những công nghệ mới trên con chip Haswell sẽ giúp cho việc tiêu thụ điện năng được giảm tới 20 lần so với trên thế hệ chip core i thứ 2 ở chế độ chờ. Đồng thời, hiệu năng đồ họa cũng được tăng lên một cách đáng kể.

 

Intel vẫn sử dụng quy trình sản xuất 22nm cùng bóng bán dẫn 3D giống như trên con chip thế hệ trước. Haswell sử dụng socket LGA 1150. Bạn có thể phân biệt dòng CPU Core thế hệ thứ 4 bằng cách nhìn vào con số 4 ở sau dấu gạch. Ví dụ nư i5-4670S, i7-4550K…

 

CPU Intel thế hệ thứ 5 Broadwell

Là thế hệ chip được Intel công bố vào cuối năm 2014. Broadwell có thể đem lại hiệu năng cao hơn hẳn so với con chip core i3, core i5 hay core i7 trên Haswell. Đồng thời cũng tiết kiệm điện lên đến 30%.

 

Skylake (thế hệ thứ 6)

Được ra đời vào năm 2015, dòng chip thế hệ thứ 5 này sử dụng socket LGA 1151. Bên cạnh đó, Intel đã thiết kế lại và sản xuất dòng CPU này trên tiến trình 14nm. Theo công bố từ nhà sản xuất thì chip Skylake sẽ có hiệu suất cao hơn và giảm tiêu thụ điện năng hơn.

 

Kabylake (thế hệ thứ 7)

Kabylake là dòng CPU thế hệ kế tiếp của CPU Skylake. Intel đã chính thức ra mắt dòng CPU thế hệ thứ 7 với tên mã là Kaby Lake, dòng CPU được sản xuất trên tiến trình 14nm. CPU này đã được cải thiện rất tốt về cả hiệu năng xử lý đồ họa và khả năng tiết kiệm điện so với thế hệ trước.

Sự nâng cấp sức mạnh đáng kể trên thế hệ core i7
Sự nâng cấp sức mạnh đáng kể trên thế hệ core i7

Theo nhà sản xuất, dòng chip core i thế hệ thứ 7 này được tập trung nhiều vào khả năng xử lý đồ họa, đặc biệt là độ phân giải 4K, video 360 độ và các công nghệ thực tế ảo. Hơn nữa, hiệu năng xử lý cũng được cải thiện tăng lên 12% và hiệu năng duyệt web cao hơn 19% so với Skylake. Thế hệ CPU này được trang bị cho những chiếc Laptop siêu mỏng hoặc những chiếc Tablet có độ dày dưới 7mm.

 

Để có thể nắm và hiểu được hết những thông số của từng bộ phận trong một chiếc máy tính quả không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, việc có thể tự nâng cao và bổ sung cho mình những kiến thức như vậy cũng là cách để bạn sử dụng máy tính hiệu quả hơn, cũng như tránh được những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra khi đi mua hàng.

Bài viết trên là những chia sẻ và một vài thông tin về con chip core i7 nói riêng hay các thế hệ chip Intel Core i nói chung. HocvieniT.vn hy vọng đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích. Đừng quên đón đọc những bài viết mới nhất của chúng tôi về các thế hệ Chip Intel sẽ được cập nhật liên tục hàng tuần.

 

Bên cạnh đó, khóa học nghề sửa chữa Laptop tại HocvieniT.vn – một trong những khóa đào tạo nghề hàng đầu hiện nay, vẫn đang tiếp tục tuyển sinh các lớp mới trong tháng 11 này. Đừng quên đăng ký sớm nhất để được nhận những ưu đãi hấp dẫn từ trung tâm.

>>> Chi tiết khóa học nghề sửa chữa Laptop chuyên nghiệp

>>> Tại sao lại nên học sửa máy tính?

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

 

Bài viết liên quan

7 Cách sửa lỗi máy tính bị treo nhưng chuột vẫn chạy hiệu quả

Lỗi máy tính treo nhưng chuột vẫn chạy là một trong những pan bệnh phổ...

Lỗi màn hình xanh 0x0000008E: Nguyên nhân và cách khắc phục

Màn hình máy tính chuyển sang màu xanh kèm thông báo lỗi 0x0000008E. Lỗi này...

Bài học: Quy trình vệ sinh và bảo dưỡng laptop chuyên nghiệp

Vệ sinh và bảo dưỡng là một trong những bài học cơ bản mà kỹ...

Hướng dẫn cách sửa lỗi 0x80070522 trên Windows 10, 11

Bạn đang cần xử lý laptop gặp lỗi 0x80070522 đi kèm thông báo “A required...

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...