Tiếp nối các bài viết hướng dẫn học viên cách tháo lắp, thay thế linh kiện trong MacBook, bài viết này Học viện iT sẽ chia sẻ cách thay cổng USB-C trên MacBook.
Khi nào cần thay cổng USB-C cho MacBook?
Bạn cần thay cổng USB-C trong những trường hợp sau:
- Không nhận sạc hoặc sạc chập chờn: do cổng USB-C bị rơ chân tiếp xúc hoặc có oxit hóa
- Không nhận thiết bị ngoại vi như USB, ổ cứng rời, cáp HDMI chuyển đổi…: Nguyên nhân có thể do chân tín hiệu data bị đứt mạch hoặc IC điều khiển lỗi.
- Cổng có dấu hiệu cháy, đen, có mùi khét.
Quy trình thay cổng USB-C
Trước khi tiến hành thay cổng USB-C, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ (Đã có sẵn trong bộ tool sửa chữa máy tính của Học viện iT) sau::
- Bộ tua vít P5 Pentalobe, T3, T4, T5 (tùy theo dòng máy).
- Nhíp mảnh, dụng cụ nạy nhựa.
- Thảm chống tĩnh điện.
- Keo tản nhiệt nếu có liên quan đến tháo rời tản nhiệt.
- Cổng USB-C mới chính hãng hoặc linh kiện tương thích đúng mã máy.
Lưu ý đặc biệt cho các dòng MacBook M1/M2: Cổng USB-C trên các máy này thường được tích hợp sâu trên bo mạch logic hoặc gắn liền với hệ thống cảm biến khác như Touch ID. Nếu bạn thay sai mã, rất có thể MacBook sẽ không nhận diện được cảm biến, khiến vân tay không hoạt động sau khi lắp lại. Do đó, hãy đảm bảo chọn đúng linh kiện theo số model.
Bước 1: Tháo bo mạch logic
Quy trình tháo bo mạch logic đã được Học viện iT hướng dẫn chi tiết trong bài viết: “Hướng dẫn thay bo mạch logic MacBook cho người mới vào nghề”.
Bước 2: Tháo cổng USB-C cũ
Sau khi tháo được bo mạch logic, bạn hãy tiến hành thay cổng USB-C cho MacBook:
Đối với cổng USB-C bên trái, bạn cần tháo 2 vít T5 giữ cổng USB-C bên trái (3.7 mm) rồi dùng tay nhẹ nhàng nhấc cổng ra khỏi khung máy.
Còn đối với cổng USB-C bên phải, bạn hãy tháo 4 vít T5 (3.7 mm) giữ 2 cổng bên phải và nhấc cổng ra.
Lưu ý: Bạn nên nhấc cổng lên bằng tay, tránh làm cong chân kết nối.
Bước 3: Thay cổng USB-C mới và kiểm tra
Đầu tiên, bạn lắp cổng USB-C mới vào. Sau đó, đặt bo mạch logic về đúng vị trí trong khung máy. Cần căn chỉnh chính xác các cổng như HDMI, SDXC (nếu có) để tránh cấn khi siết vít. Siết các ốc giữ bo mạch đúng thứ tự và lực vừa đủ, tránh siết lệch gây cong vênh.
Tiếp theo, bạn kết nối lại toàn bộ các cáp: màn hình, quạt, pin, bàn phím, Touch ID, trackpad, loa, cổng USB-C, MagSafe,… Đảm bảo tất cả cáp được gắn đúng cách, không bị lệch hoặc hở. Dán lại băng dính che các đầu cáp như trạng thái ban đầu.
Cuối cùng, bạn gắn lại vỏ máy, cắm sạc vào cổng USB-C vừa thay để kiểm tra máy có nhận sạc ổn định không. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết nối thiết bị ngoại vi qua cổng USB-C (USB Hub, ổ cứng di động, màn hình rời) để thử khả năng truyền dữ liệu và xuất hình ảnh.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn thay cổng USB-C cho MacBook thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy inbox trực tiếp cho Học viện iT để được giải đáp tốt nhất.
Bài viết liên quan
Cách khôi phục dữ liệu MacBook khi không thể khởi động
Việc MacBook không thể khởi động là một tình huống phổ biến và dễ khiến...
Th4
Hướng dẫn thay bo mạch logic MacBook cho người mới vào nghề
Bo mạch logic là thành phần cốt lõi, nơi đặt CPU, RAM, chip đồ họa...
Th4
Hướng dẫn thay trackpad cho MacBook từ A đến Z
Sau một thời gian sử dụng, trackpad có thể gặp các lỗi như loạn cảm...
Th4
Quy trình thay viền kính MacBook chi tiết cho thợ mới
Bạn cần tiến hành thay viền kính MacBook khi nó bị nứt, vỡ hoặc bong...
Th4
Hướng dẫn quy trình thay loa MacBook chi tiết cho thợ mới vào nghề
Sau một thời gian dài sử dụng, loa MacBook có thể bị hỏng, phát ra...
Th4
SMC là gì? Cách reset SMC trên MacBook, iMac đơn giản và hiệu quả
Nếu MacBook, iMac gặp phải các tình trạng như pin hao nhanh, quạt kêu to...
Th4