Card đồ họa là một thành phần cực kỳ quan trọng trong máy tính mà kỹ thuật viên nào cũng cần phải biết. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về thành phần này, hãy cùng Học viện iT tìm hiểu ngay về card đồ họa trong bài viết này nhé!
1. Card đồ họa là gì?
Card đồ họa hay còn gọi là card màn hình là một phần cứng không thể thiếu trong máy tính. Nó quyết định trực tiếp đến chất lượng hình ảnh tổng thể hiển thị trên màn hình, tốc độ khung hình trong trò chơi, khả năng xử lý đồ họa nặng.
Về cơ bản, card đồ họa được chia ra thành 2 loại:
- Card đồ họa rời: Card đồ họa rời phần cứng riêng biệt, có thể tháo lắp và nâng cấp. Card đồ họa rời có GPU mạnh mẽ, sử dụng bộ nhớ VRAM riêng cho hiệu suất xử lý vượt trội.
- Card đồ họa tích hợp (card onboard): Trước đây loại card đồ họa này được nhà sản xuất tích hợp sẵn trên mainboard, sau này thì tích hợp với CPU. Card onboard thường có giá thành rẻ nhưng hiệu năng thường hạn chế hơn.
Dưới đây là bảng so sánh card đồ họa tích hợp và card đồ họa rời:
Tính năng | Card đồ họa rời | Card đồ họa tích hợp |
Hiệu năng | Cao | Thấp |
Giá thành | Cao | Thấp |
Khả năng nâng cấp | Có | Không |
Tiêu thụ điện năng | Cao | Thấp |
Kích thước | Lớn | Nhỏ |
Ứng dụng | Chơi game, đồ họa chuyên nghiệp | Văn phòng, đa phương tiện |
2. Cấu tạo card đồ họa cơ bản
Card đồ họa onboard có cấu tạo đơn giản do được tích hợp GPU với CPU hoặc mainboard. Các bộ phận khác như bộ nhớ VRAM, tản nhiệt, truyền tín hiệu sử dụng chung với CPU.
Card đồ họa rời là một phần cứng hoàn chỉnh, thường bao gồm các bộ phận:
- GPU (Graphic Processing Unit): Đây là bộ phận quan trọng nhất của card đồ họa, được ví như trái tim. GPU thực hiện hàng tỷ phép tính mỗi giây để tạo ra những hình ảnh sống động và mượt mà.
- VRAM (Video RAM): Bộ nhớ đệm lưu trữ dữ liệu hình ảnh, giúp GPU truy cập nhanh chóng, đảm bảo hình ảnh được hiển thị trơn tru.
- Cổng truyền dữ liệu: Sử dụng để kết nối card đồ họa với bo mạch chủ và các thiết bị hiển thị khác như màn hình, chẳng hạn như HDMI, DisplayPort, DVI.
- Hệ thống làm mát: Bao gồm quạt và tản nhiệt giúp làm mát GPU, ngăn chặn tình trạng quá nhiệt.
Trên PC, chỉ cần nhìn vào bên trong thùng máy, chúng ta sẽ dễ dàng thấy được máy có card rời hay không. Với laptop thì việc tháo lắp sẽ mất thời gian hơn, kỹ thuật viên có thể xem thông tin trên vỏ máy. Hoặc tham khảo một số cách kiểm tra laptop có card rời không nhanh chóng mà Học Viện iT đã từng chia sẻ.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT về card đồ họa là gì và sự khác biệt giữa card đồ họa rời và card đồ họa onboard. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.
Bài viết liên quan
Cách sửa 7 lỗi thường gặp khi cài Windows 10/11
Cài đặt Windows 10/11 là kỹ năng cốt lõi của kỹ thuật viên sửa laptop....
Th5
Hướng dẫn sửa lỗi màn hình xanh System Thread Exception Not Handled (0x0000007E)
Khi sử dụng laptop, bạn có thể gặp lỗi màn hình xanh với thông báo...
Th5
Cách sửa lỗi Màn hình xanh Inaccessible Boot Device (0x0000007B)
Lỗi màn hình xanh là một vấn đề khó chịu trên Windows, đặc biệt là...
Th5
Cách tạo USB boot để cài Windows từ Ubuntu bằng Ventoy
Bạn cần cài Windows cho laptop nhưng máy lại đang chạy hệ điều hành Ubuntu?...
Th5
MacBook không nhận ổ cứng ngoài? Thử ngay 9 cách sau
Khi MacBook không nhận ổ cứng ngoài, đó có thể là sự cố từ hệ...
Th5
Hướng dẫn thay cảm biến Touch ID cho MacBook
Tiếp nối các bài viết hướng dẫn học viên cách tháo lắp, thay thế linh...
Th5