Những tiếng bíp khi khởi động là cách để máy tính cảnh báo về tình trạng phần cứng. Dựa vào những tiếng bíp này, các kỹ thuật viên sẽ dễ dàng xác định được lỗi, tiết kiệm được đáng kể thời gian chẩn đoán, sửa chữa máy tính.
Tiếng bíp khi khởi động máy tính hay còn gọi là “beep code” xuất phát từ BIOS. Âm thanh này có mục đích chính là kiểm tra tình trạng cơ bản của các bộ phận như CPU, RAM, GPU và ổ cứng.
Mỗi tiếng bíp lại có 1 ý nghĩa riêng và cũng khác nhau tùy thuộc vào loại BIOS. Trong bài viết này, Học viện iT.vn sẽ giải nghĩa tiếng bíp khi khởi động từ 2 BIOS thông dụng nhất là Phoenix và AMI.
Xem thêm: Thủ thuật sửa lỗi “ReBoot and Select proper Boot device”
1. Mã bíp của AMI BIOS
Ưu điểm của AMI BIOS là có giao diện trực quan và thân thiện cho những người dùng mới. Các Beep code của AMI BIOS được xây dựng trên hệ thống các tiếng bíp dài và ngắn rất dễ dàng phân biệt.
- 1 tiếng bíp ngắn: Một tiếng bíp ngắn là test hệ thống đạt yêu cầu. Lúc này bạn cũng sẽ thấy các dòng test hiển thị trên màn hình.
- 2 tiếng bíp ngắn: Đây là dấu hiệu cảnh báo lỗi RAM và card màn hình. Nếu màn hình không hiện thông báo lỗi liên quan tới lỗi đồ họa và khả năng cao RAM đang gặp lỗi chẵn lẻ (parity error). Bạn hãy cắm lại hoặc đảo khe cắm RAM để khắc phục.
- 3 tiếng bíp ngắn: Đây cungx là cảnh báo liên quan đến lỗi RAM và card màn hình
- 4 tiếng bíp ngắn: Tương tự như 2 – 3 tiếng bíp ngắn. Ngoài ra, đây cũng là cảnh báo bộ đặt giờ trên mainboard đang bị hỏng.
- 5 tiếng bíp ngắn: Bạn hãy cắm lại RAM. Hoặc đây có thể là lỗi bo mạch chủ.
- 6 tiếng bíp ngắn: Chip điều khiển bàn phím không hoạt động trên bo mạch chủ. Bạn hãyi cắm lại keyboard hoặc thử dùng keyboard khác để kiểm tra.
- 7 tiếng bíp ngắn: CPU bị hỏng. Có thể bạn sẽ cần thay CPU khác.
- 8 tiếng bíp ngắn: Card màn hình không hoạt động. Bạn hãy cắm lại card. Nếu vẫn tiếng bíp vẫn còn thì bạn hãy thay card màn hình.
- 9 tiếng bíp ngắn: BIOS của bạn bị lỗi. Bạn hãy thay BIOS khác.
- 10 tiếng bíp ngắn: Vấn đề của bạn chính là ở CMOS. Bạn nên thay bo mạch chủ.
- 11 tiếng bíp ngắn: Chip bộ nhớ đệm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn nên thay bo mạch khác.
- 1 bíp dài, 3 bíp ngắn: Lỗi RAM. Bạn hãy thử cắm lại RAM, nếu không thì phải thay RAM khác.
- 1 bíp dài, 8 bíp ngắn: Không test được video. Bạn hãy cắm lại card màn hình.
2. Mã bíp cho Phoenix systems
Tiếng bíp cho Phoenix systems Phoenix chi tiết hơn của AIM. Tiếng bíp sẽ được phát ra thành 3 loạt một, mỗi loạt được tách ra nhờ một khoảng dừng ngắn. Dưới đây là mã bíp chi tiết:
- 1-1-3: Máy tính của bạn không thể đọc được thông tin cấu hình lưu trong CMOS.
- 1-1-4: BIOS cần phải thay.
- 1-2-1: Chíp đồng hồ trên mainboard bị hỏng.
- 1-2-2: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-2-3: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-3-1: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
- 1-3-3: Bạn cần phải thay bo mạch chủ.
- 1-3-4: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-4-1: Bo mạch chủ có vấn đề.
- 1-4-2: Xem lại RAM.
- 2…: Tiếng bíp kéo dài sau 2 lần bíp có nghĩa rằng RAM của bạn có vấn đề.
- 3-1…: Một trong những chíp gắn trên mainboard bị hỏng. Có khả năng phải thay mainboard.
- 3-2-4: Chip kiểm tra bàn phím bị hỏng.
- 3-3-4: Máy tính của bạn không tìm thấy card màn hình. Thử cắm lại card màn hình hoặc thử với card khác.
- 3-4-_: Card màn hình của bạn không hoạt động.
- 4-2-1: Một chip trên mainboard bị hỏng.
- 4-2-2: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
- 4-2-3: Trước tiên kiểm tra xem bàn phím có vấn đề gì không. Nếu không thì mainboard có vấn đề.
- 4-2-4: Một trong những card bổ sung cắm trên bo mạch chủ bị hỏng. Bạn thử rút từng cái ra để xác định thủ phạm. Nếu không tìm thấy được card bị hỏng thì giải pháp cuối cùng là phải thay mainboard mới.
- 4-3-1: Lỗi bo mạch chủ.
- 4-3-2: Lỗi bo mạch chủ.
- 4-3-3: Lỗi bo mạch chủ.
- 4-3-4: Đồng hồ trên bo mạch bị hỏng. Thử vào Setup CMOS và kiểm tra ngày giờ. Nếu đồng hồ không hoạt động thì phải thay pin CMOS.
- 4-4-1: Có vấn đề với cổng nối tiếp. Bạn thử cắm lại cổng này vào bo mạch chủ xem có được không. Nếu không, bạn phải tìm jumper để vô hiệu hoá cổng nối tiếp này.
- 4-4-2: Giống như 4-4-1 nhưng là về cổng song song.
- 4-4-3: Bộ đồng xử lý số có vấn đề. Nếu vấn đề nghiêm trọng thì tốt nhất nên thay.
- 1-1-2: Mainboard có vấn đề.
- 1-1-3: Có vấn đề với RAM CMOS, kiểm tra lại pin CMOS và mainboard.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách sửa lỗi ổ cứng không vào được Windows đơn giản nhất
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách chuẩn đoán lỗi máy tính qua tiếng bíp khi khởi động. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho Học viện iT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12