Zalo
Facebook

Phân tích các khối nguồn trên MainBoard H110M

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiến hành phân tích chi tiết về các khối nguồn trên MainBoard H110M. Các khối nguồn này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn điện và duy trì hoạt động ổn định của các thành phần chính trên bo mạch chủ.

Phân tích các khối nguồn trên MainBoard H110M
Phân tích các khối nguồn trên MainBoard H110M

Sau đây, chúng ta sẽ cùng Học viện iT.vn đi vào từng khối nguồn một, hiểu rõ hơn về các thành phần bên trong và vai trò của chúng để việc sửa chữa trở lên dễ dàng hơn.

I/ Khối nguồn CPU

Khối nguồn CPU bao gồm các thành phần quan trọng sau:

1. Socket

Đây là vị trí gắn CPU. Hiểu một cách đơn giản, CPU chính là “bộ não” của máy tính. Khi CPU gặp lỗi hoặc không được kết nối đúng cách, máy tính sẽ không thể hoạt động.

Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng Socket 1151 để minh họa. Số “1151” đại diện cho số chân kết nối. Một chân bị hỏng hoặc gãy có thể khiến máy không hoạt động được.

Do đó, khi tiến hành sửa chữa khối nguồn CPU hoặc socket, việc vệ sinh cẩn thận sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí.

2. Cuộn dây

Thường thì cuộn dây gần như không bao giờ gặp sự cố.

3. Tụ lọc nguồn

Trong các bo mạch chủ mới, xác suất tụ phồng hoặc tụ hỏng rất thấp. Hơn nữa, hệ thống mosfet đẩy kéo được sử dụng để tạo nguồn VCORE cung cấp cho CPU. Nếu mosfet gặp vấn đề, sẽ dẫn đến đâm thẳng nguồn điện 12V từ jack nguồn 4 pin vào CPU. Do đó, khi mosfet bị hỏng, khả năng CPU cũng bị lỗi lên tới 60% đến 70%.

4. IC dao động CPU

Nhiệm vụ chính của IC này là tạo sự đẩy kéo thông qua cặp mosfet để cung cấp nguồn cho CPU. Từ đó, tạo ra nguồn CPU phù hợp để giúp nó hoạt động tốt.

Các khối nguồn trên MainBoard H110M
Các khối nguồn trên MainBoard H110M

II/ Khối nguồn liên quan đến chipset

Chức năng đơn giản của khối nguồn này là cung cấp nguồn điện cho chipset. Nó hoạt động như một vật trung gian kết nối CPU với RAM, ổ cứng và các thiết bị ngoại vi. Chính vì vậy, khi bo mạch chủ không kích được nguồn, không nhận USB, không nhận ổ cứng, không xuất tín hiệu màn hình và không có âm thanh từ cổng âm thanh, thì vấn đề có thể nằm ở chipset. Nhiều nhiệm vụ trung gian được thực hiện thông qua chipset. Vì vậy, nếu chipset hở chân hay không được cấp nguồn vào một khối thì sẽ có tình trạng lỗi cục bộ từng khối một.

Xem thêm: Cách nhận biết các loại IC nguồn trên mainboard laptop

III/ Khối nguồn liên quan đến RAM

Như ta đã được biết, với RAM DDR3, chúng ta có 240 chân, trong khi RAM DDR4 có 256 chân. Vì vậy, một chân bị hỏng hoặc không tiếp xúc đủ có thể gây ra tình trạng máy tính không nhận RAM.

Để nhận biết vị trí khối nguồn cho RAM, chỉ cần xác định IC nguồn RAM, thường nằm gần cuộn dây cấp nguồn cho RAM và cặp mosfet đẩy kéo gần đó. Từ đó, chúng ta có thể khoanh vùng và phân tích hoạt động của IC đó.

  • Khe cắm VGA được sử dụng để kết nối card đồ họa, giúp CPU và chipset giao tiếp. Tuy nhiên, bạn không nên nhầm lẫn rằng nếu card đồ họa tích hợp trên bo mạch chủ hoạt động tốt thì card đồ họa rời cũng sẽ hoạt động tốt. Điều này không đúng.
  • Nguyên lý hoạt động của card đồ họa tích hợp dựa trên CPU, chipset và cổng VGA. Trong khi đó, card đồ họa rời hoạt động dựa trên CPU, card đồ họa và xuất lên màn hình.
  • Khe cắm PCI nhỏ thường được sử dụng để kết nối giữa linh kiện như card mở rộng, RAM máy tính với bo mạch chủ máy tính.
  • Các cổng USB 3.0 và 2.0 đóng vai trò trong việc truyền tải dữ liệu giữa thiết bị USB và chipset.
  • Chân cắm nguồn chỉ kết nối dây nguồn vào đây để cấp điện nuôi cho toàn bộ hệ thống.
  • Jack nguồn 4 chân cung cấp nguồn 12V cho IC dao động CPU, tạo ra điện áp 1.05V phù hợp với socket 1151.
  • Với các dòng I/O đời cao, cấu trúc có thể khác so với các dòng I/O đời cũ một chút, với khả năng đóng và mở các lệnh để điều khiển các nguồn.

Nguyên tắc về điện áp trên bo mạch thường tuân theo quy tắc điện áp bên tay phải. Thường thì chúng ta sẽ bắt đầu từ phía trước, đi ra giữa và sau cùng là nguồn VCORE.

Xem thêm: Các loại RAM phổ biến và nguyên lý mạch nguồn RAM trên laptop

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về các khối nguồn trên MainBoard H110M. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

Bài viết liên quan

Cách kích nguồn trên mainboard an toàn và hiệu quả

Kích nguồn trên mainboard là một kỹ năng cơ bản mà kỹ thuật viên sửa...

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là gì? Điện trở cách điện và ứng dụng

Vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện là những khái niệm cơ bản trong...

Cách khắc phục iPad bị treo táo không lên nguồn

Treo máy hay treo logo là một trong những hiện tượng mà bạn có thể...

Triac là gì? Nguyên lý hoạt động và cách đo Triac

Triac là gì? Triac là một linh kiện bán dẫn có khả năng dẫn dòng...

Sửa lỗi cảnh báo phát hiện chất lỏng trong đầu nối Lightning trên iPhone

Khi cắm sạc iPhone bạn nhận được thông báo “Phát hiện chất lỏng trong đầu...

5 cách khắc phục lỗi máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình

Máy tính bị mất hết ứng dụng trên màn hình? Đừng lo lắng! Bài viết...