Trong công việc sửa chữa máy tính, kỹ thuật viên cần có những “người bạn đồng hành” cần thiết để hỗ trợ công việc của mình. Dưới đây là một số công cụ quan trọng mà kỹ thuật viên cần có.
Đồng hồ vạn năng
Có hai loại đồng hồ vạn năng cơ bản là đồng hồ vạn năng kỹ thuật số và đồng hồ vạn năng kỹ thuật kim. Mỗi một loại đồng hồ sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau. Chúng ta nên kết hợp cả hai loại đồng hồ này để có thể thuận tiện trong công việc sửa chữa, thiết kế điện tử của mình.
Trong đó chúng ta nên lựa chọn mua các loại đồng hồ vạn năng đáp ứng được những yêu cầu sau:
– Có những chức năng cơ bản là đo tần số và đo tụ điện.
– Đồng hồ có chất lượng bảo vệ cao.
Chúng ta cần sử dụng đồng hồ đo dòng để có thể đo được dòng điện mà không cần phải gỡ mạch.
Mỏ hàn
Mỏ hàn xung thuận tiện cho các công việc sửa chữa nhanh. Tuy nhiên đặc tính của mỏ hàn xung là phát ra từ trường nên nó sẽ gây ra một số hỏng hóc cho các linh kiện. Đồng thời mỏ hàn xung khá to nên nó sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thao tác với các linh kiện dán. Các mỏ hàn rẻ tiền thì nó sẽ quấn bằng dây nhôm và vỏ nhựa rất lỏng lẻo, không chắc chắn. Cho nên bạn nên mua mỏ hàn phù hợp với tầm tiền nhưng vẫn phải đảm bảo.
Còn đối với mỏ hàn nung thì ta đánh giá chất lượng của nó bằng cách xem xét mũi hàn và đầu ra nhiệt của nó. Một đầu ra nhiệt tốt khi lõi ra nhiệt của nó làm bằng sứ nhưng được bọc thép ở ngoài tạo một vỏ rất cứng cáp nên chứ không phải là sứ nguyên chất. Tay hàn là một trong những yếu tố khá là quan trọng để nâng cao giá thành máy hàn của chúng ta. Máy hàn nung có thể giúp chúng ta hàn những linh kiện dán và gỡ bỏ IC dán rất thuận tiện.
Hút thiếc, cuộn dây hút thiếc, nhíp và bút thử điện
Khi chúng ta muốn gỡ linh kiện thì cần phải có những chiếc hút thiếc và giá thành của sản phẩm này cái này rất rẻ. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng thêm các cuộn dây hút thiếc và những chiếc nhíp để gắp linh kiện.
Ngoài ra, dân kỹ thuật nào cũng phải luôn trang bị một chiếc bút thử điện để biết được thiết bị có dòng điện chạy qua hay không, đảm bảo an toàn trong quá trình sửa chữa.
Tham khảo: Bộ tool kỹ thuật sửa chữa laptop, macbook, PC của Học viện iT.vn
Những công cụ hỗ trợ của kỹ thuật viên sửa chữa máy tính
Bên cạnh những công cụ trên, kỹ thuật viên cần có các công cụ hỗ trợ khác như:
– Bàn chải: Dùng để đánh axeton sau khi lau mạch.
– Keo nến: Gắn, định vị các linh kiện, bản mạch hay chế tạo, thiết kế sản phẩm.
– Kìm: Kìm giữ, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm mỏ nhọn…
– Thước đo: Đo lường.
– Khay giữ ốc: Có gắn nam châm để tránh mất ốc.
– Kính lúp: Giúp quan sát các linh kiện nhỏ.
– Bộ tua-vít đa năng.
– Máy sấy: Sấy ẩm lại các bo mạch.
– Trục kim loại rỗng: Chuyên phục vụ để đục các trục động cơ.
– Búa.
– Các loại tua-vít.
– Dũa.
– Dao cắt, dao dọc.
– Băng dính.
– Khoan.
– Dây gen thun
– Dây điện
– Bo test mạch.
– Mạch nạp vi xử lý, thử nghiệm test
– Máy tính: Mô phỏng các thiết bị điện tử, đọc datasheet…
– Tài liệu học tập
– Khay linh kiện.
– Túi đồ
– Bộ nguồn, bộ chuyển nguồn.
– Bộ nguồn một chiều.
– Đồng hồ LCR Meter: Có khả năng điều chỉnh tần số test,
– Máy hiện sóng: Máy hiện sóng tương tự, máy hiện sóng số…
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về những “người bạn đồng hành” cần thiết của người kỹ thuật viên sửa chữa máy tính. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Trải lòng về nghề sửa chữa máy tính
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12