Zalo
Facebook

Giáo trình về điện trở – Cách tính điện trở tương đương

Ở bài viết trước, HLV. Trương Văn Ngọc đã chia sẻ cơ bản về điện trở. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục cùng HLV. Trương Văn Ngọc nghiên cứu về cách tính điện trở tương đương.

Giáo trình về điện trở - Cách tính điện trở tương đương
Giáo trình về điện trở – Cách tính điện trở tương đương

Điện trở tương đương là gì?

Điện trở tương đương là điện trở có thể thay thế cho điện trở thành phần sao cho ở cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện là như nhau.

Cách tính điện trở tương đương

Thông thường, ta có 3 cách mắc điện trở thông dụng đó là mắc nối tiếp, mắc song song và mắc hỗn hợp.

Có thể bạn quan tâm: Giáo trình về điện trở – Cách đọc điện trở theo vạch màu

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

Cách tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

Đối với mạch nối tiếp, điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần:

R = R1 + R2 + … + Rn

Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:

I = I1 = I2 = … = In

Hiệu điện thế của đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế của các điện trở thành phần:

U = U1 + U2 + … + Un

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Cách tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song

Đối với mạch song song, nghịch đảo của điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần:

(1/R) = (1/R1) + (1/R2) + (1/R3)

Đối với trường hợp mạch chỉ lắp 2 điện trở song song thì ta có công thức tính điện trở tương đương như sau:

R = R1.R2 / (R1+R2)

Cường độ dòng điện chạy trong mạch bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:

I = I1 + I2 + … + In

Hiệu điện thế của đoạn mạch bằng hiệu điện thế của từng điện trở:

U = U1 = U2 = … = Un

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch hỗn hợp

Ta có thể tính điện trở trong trường hợp mắc hỗn hợp bằng cách tách đoạn mạch thành nhiều mạch nhỏ rồi sử dụng công thức trong trường hợp mắc nối tiếp và mắc song song.

Ví dụ: Với đoạn mạch có 2 điện trở 20 Ω mắc song song với nhau và mắc nối tiếp với 1 điện trở 2 Ω thì ta có điện trở tương đương là: R = 20.20/(20+20) + 2 = 12Ω.

Cách tính điện trở tương đương của đoạn mạch hỗn hợp
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch hỗn hợp

Trên đây là chia sẻ của huấn luyện viên Trương Văn Ngọc về cách tính điện trở tương đương. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Xem chi tiết: Khóa học Sửa Laptop Nâng Cao

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công! 

 

Bài viết liên quan

Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT

Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...

Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT

Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...

Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản

Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...

Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại

Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...

Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới

Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...

Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết

Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...