Zalo
Facebook

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor

1. Cấu tạo

Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ). Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G, là Diode có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn…

Cấu tạo Thyristor - Ký hiệu của Thyristor - Sơ đồ tương tương
Cấu tạo Thyristor – Ký hiệu của Thyristor – Sơ đồ tương tương

Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor

2. Nguyên lý hoạt động của Thyristor

Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng.

Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn Q2 dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor làm đèn sáng.

Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện.

Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.

Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không sáng như trường hợp ban đầu.

Thí nghiệm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor
Thí nghiệm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor

* Kết luận: Bình thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngừng dẫn.

3. Đo kiểm tra Thyristor

Đặt động hồ thang x1W, đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên kim, sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt.

Đo kiểm tra Thyristor
Đo kiểm tra Thyristor

4. Ứng dụng của Thyristor

Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động của nguồn xung Ti vi màu.

Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi màu JVC 1490 có sơ đồ như sau:

Mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi màu JVC 1490
Mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi màu JVC 1490

Bài viết liên quan

Hướng dẫn vệ sinh RAM – Làm chủ kỹ năng bảo dưỡng RAM laptop, PC

Thao tác vệ sinh RAM giúp loại bỏ bụi bẩn, oxi hóa, đảm bảo máy...

Hướng dẫn tải sơ đồ mạch cho học viên mới

Sơ đồ mạch giúp kỹ thuật viên hiểu rõ cách các linh kiện trên main...

Laptop bị hở vỏ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Laptop bị hở vỏ là một lỗi thường gặp và khá phổ biến, ảnh hưởng...

5 cách sửa lỗi phím Fn không sử dụng được trên laptop

Phím Fn thường được sử dụng kết hợp với các phím chức năng F1-F12 để...

Hướng dẫn thay IC nguồn laptop theo quy trình cơ bản

Trong bài viết này, Học Viện IT thực hiện một hướng dẫn chuyên sâu về...

Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng MacBook cho học viên mới

Các bộ phận phần cứng MacBook như quạt tản nhiệt, bo mạch chủ, CPU/GPU và...