Bạn đang nghe một đoạn nhạc hay xem một bộ phim nào đó nhưng bạn lại không nghe thấy bất kỳ âm thanh nào. Bạn không biết nguyên nhân do đâu khiến máy tính của mình gặp phải sự cố âm thanh? Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Lỗi âm thanh trong Windows 10 có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn những phương pháp hiệu quả giúp khắc phục sự cố âm thanh trong Windows 10.
Xem thêm: Đây là 3 phương pháp khắc phục lỗi laptop không có âm thanh
Kiểm tra nút âm thanh trên máy tính
Có khả năng bạn đã vô tình tắt âm thanh trên máy tính mà thôi. Cho nên, bạn hãy kiểm tra xem âm thanh trên máy tính (Biểu tượng âm thanh trên thanh Taskbar) có bị tắt đi không nhé! Ngoài ra, nếu máy tính của bạn có nút điều khiển âm lượng thì hãy thử nhấn chúng xem âm thanh có tăng hay giảm không nhé!
Bạn cũng nên kiểm tra loa nếu được kết nối. Ví dụ: Loa của bạn có thể có các nút âm lượng hoặc chúng có thể vô tình bị rút phích cắm khỏi máy tính hoặc ổ cắm điện.
Tương tự như vậy, tai nghe hoặc micrô của bạn có thể bao gồm các nút xoay âm lượng trên dây bị vặn nhỏ hoặc chúng có thể vừa được rút khỏi máy tính.
Bạn cũng cần kiểm tra bản nhạc hoặc đoạn phim mà mình đang xem có bị tắt tiếng không nhé!
Đặc biệt, trước khi thực hiện các phương pháp được chia sẻ ở trên dưới, bạn hãy thử khởi động lại máy tính xem lỗi có được khắc phục không nhé!
Xác minh thiết bị âm thanh mặc định
Nếu bạn sử dụng nhiều thiết bị bên ngoài như tai nghe, loa ngoài,… thì có thể có những trường hợp bạn chuyển từ tai nghe sang loa máy tính, nhưng Windows 10 vẫn xuất ra âm thanh qua tai nghe đã ngắt kết nối của bạn.
Bạn có thể xác minh thiết bị âm thanh mặc định bằng một trong hai cách: Từ thanh Taskbar hoặc Control Panel.
Để xác minh thiết bị âm thanh mặc định bằng Taskbar, bạn kích chuột phải vào biểu tượng âm thanh trên thanh Taskbar và chọn Sounds. Tại cửa sổ Sound, bạn chuyển sang tab Playback, chọn thiết bị âm thanh mà bạn muốn đặt làm mặc định rồi nhấn Set Default > OK là xong.
Ngoài ra, bạn có thể mở cửa sổ Sound bằng Settings như sau: Nhấn Windows + I để mở Settings > Chọn Hardware and Sound > Nhấn tiếp Sound và tiến hành đặt mặc định như trên.
Chạy trình khắc phục sự cố âm thanh trong Windows 10
Windows 10 cung cấp trình khắc phục sự cố được tích hợp sẵn để quét hệ thống và đưa ra phương pháp khắc phục thích hợp.
Để chạy trình khắc phục âm thanh, bạn kích chuột phải vào biểu tượng âm thanh trên thanh Taskbar rồi chọn Open Sound settings > Nhấn Troubleshoot ở phần Output.
Sau khi trình khắc phục sự cố quét tìm thiết bị âm thanh, hãy chọn thiết bị bạn muốn khắc phục sự cố và nhấp vào Next.
Hệ thống đang quét các sự cố. Làm theo bất kỳ hướng dẫn có sẵn nào để giải quyết sự cố âm thanh của bạn.
Khởi động lại Audio Services
Mở cửa sổ Services bằng cách tìm kiếm trong menu Start và chọn vào kết quả chính xác nhất. Trong cửa sổ Services, bạn sẽ cần khởi động lại 3 dịch vụ sau:
– Remote Procedure Call (RPC).
– Windows Audio.
– Windows Audio Endpoint Builder.
Đối với mỗi dịch vụ, hãy click chuột phải và chọn Restart. Nếu Restart có màu xám, hãy thử tùy chọn Refresh.
Tắt Audio Enhancements
Audio Enhancements là những cải tiến được cung cấp bởi các nhà cung cấp phần cứng âm thanh và Microsoft nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể. Tuy nhiên, chúng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề. Cho nên, bạn có thể tắt nó đi bằng cách:
Bước 1: Mở Control Panel bằng cách tìm kiếm trong menu Start.
Bước 2: Chọn Hardware and Sound rồi chọn tiếp Sound.
Bước 3: Chọn thiết bị âm thanh trong tab Playback, click chuột phải vào nó và chọn Properties.
Bước 4: Trong cửa sổ mới hiện lên, bạn chuyển sang tab Enhancements và tích chọn vào Disable All Sound Effects (Hoặc Disable All Enhancements).
Bước 5: Cuối cùng, bạn xác nhận thay đổi bằng cách nhấn OK.
Nếu cách này không hiệu quả, có thể bạn chưa đặt đúng thiết bị âm thanh làm mặc định. Bạn hãy xem lại phương pháp “Xác minh thiết bị âm thanh mặc định” được chia sẻ ở trên nhé!
Có thể bạn quan tâm: Mách bạn 5 cách sửa lỗi máy tính không nghe được âm thanh
Thay đổi định dạng âm thanh
Định dạng âm thanh hiện tại có thể không hoạt động chính xác với máy tính của bạn. Để kiểm tra xem máy tính của bạn có gặp phải tình trạng này không, bạn hãy thực hiện từ Bước 1 đến Bước 3 ở cách “Tắt Audio Enhancements”. Sau đó, bạn chuyển sang tab Advanced, chọn một định dạng trong phần Default Format và nhấn Test để kiểm tra. Kiểm tra lần lượt từng một định dạng, nếu một định dạng hoạt động thì bạn chỉ cần nhấn Apply > OK là xong.
Cập nhật driver âm thanh
Để cập nhật driver âm thanh, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn nhấn Windows + X và chọn Device Manager.
Bước 2: Nhấn vào dấu mũi tên ở mục Sound, video, and game controllers để mở rộng mục.
Bước 3: Click chuột phải vào tên thiết bị âm thanh bạn muốn sửa lỗi và chọn Update Driver.
Bước 4: Chọn Search Automatically for Updated Driver Software trong cửa sổ tiếp theo.
Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm trình điều khiển mới nhất trên trang web của nhà sản xuất card âm thanh và tải chúng xuống máy tính của mình. Khi đó, ở Bước 4 bạn sẽ chọn Browse My Computer for Driver Software và điều hướng đến file driver đã tải xuống.
Gỡ cài đặt và cài đặt lại thiết bị âm thanh của bạn
Xóa hoàn toàn thiết bị âm thanh của bạn và để hệ thống phát hiện và cài đặt lại trình điều khiển thích hợp để khắc phục sự cố âm thanh trong Windows 10. Bạn thực hiện tương tự từ Bước 1 đến Bước 3 ở cách “Cập nhật driver âm thanh” nhưng thay vì chọn Update Driver thì bạn chọn Uninstall Device và khởi động lại máy tính để driver được cài đặt lại.
Nếu sau khi khởi động lại máy tính không thấy tên thiết bị âm thanh xuất hiện trong mục Sound, video, and game controllers ở Device Manager thì bạn hãy kích chuột phải vào Sound, video, and game controllers và chọn Scan for Hardware Changes.
Nếu thiết bị âm thanh của bạn vẫn không xuất hiện, có thể bạn đã gặp sự cố phần cứng mà việc thực hiện với driver âm thanh không thể giải quyết.
Thực hiện khôi phục hệ thống (System Restore)
Cuối cùng, nếu vẫn thất bại, bạn có thể khắc phục sự cố bằng cách đưa hệ thống về điểm khôi phục trước đó.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn tìm kiếm “Create a Restore Point” trong menu Start và chọn vào kết quả chính xác nhất.
Bước 2: Nhấn vào System Restore trong cửa sổ mới hiện ra.
Bước 3: Trong thông báo mới hiện lên, bạn nhấn Next.
Bước 4: Bây giờ, bạn chọn một điểm khôi phục, nhấn Next rồi chọn Finish trong cửa sổ tiếp theo là xong.
Xem thêm: 6 cách khắc phục lỗi cắm tai nghe vào máy tính không nghe được
6 bước khắc phục sự cố máy tính mất âm thanh trong Windows tại nhà
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách khắc phục sự cố âm thanh trong Windows 10. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Phân tích và sửa máy Dell 3421 không kích nguồn cùng Học viện iT
Máy Dell 3421 được Học viện iT tiếp nhận với triệu chứng không thể khởi...
Th12
Hướng dẫn sửa Lenovo S410 mất nguồn đầu vào cùng Học Viện IT
Nhằm hỗ trợ các bạn kỹ thuật viên có thể nhanh chóng sửa chữa chính...
Th12
Tổng hợp hướng dẫn sử dụng các công cụ sửa chữa Laptop cơ bản
Nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập các kinh nghiệm kỹ năng về sửa...
Th12
Hướng dẫn sử dụng camera soi nhiệt khi sửa laptop, điện thoại
Camera soi nhiệt ứng dụng nhiều trong việc dò nhiệt mainboard điện thoại, máy tính...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy nạp ROM BIOS cơ bản cho người mới
Sử dụng máy nạp ROM là một kỹ năng trong quá trình khôi phục, cập...
Th12
Hướng dẫn sử dụng máy đóng chip chi tiết
Máy đóng chip là một công cụ chuyên dụng trong lĩnh vực sửa chữa, nâng...
Th12