Bộ nhớ cache hay còn được gọi là bộ nhớ đệm, đây là nơi lưu trữ tạm thời các chương trình mà CPU cần phải xử lý. Cho nên, sau một thời gian sử dụng máy tính, bạn cần xóa bộ nhớ cache nhằm giúp máy tính hoạt động nhanh hơn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết.
Xem thêm: Cách xem mật khẩu Wi-Fi trên Windows 11
1. Xóa bộ nhớ cache bằng Disk Cleanup
Disk Cleanup là một công cụ được tích hợp sẵn trên Windows. Các bước sử dụng công cụ này như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn cần truy cập vào Disk Cleanup bằng cách tìm kiếm trong menu Start.
Bước 2: Trong cửa sổ mới hiện lên, bạn lựa chọn ổ đĩa cài đặt Windows 11 (Thường là ổ C) vào mục Drives. Sau đó, bạn nhấn OK.
Bước 3: Tiếp theo, trong phần Files to delete, bạn tích chọn tất cả các mục và nhấn OK.
Bước 4: Khi xuất hiện thông báo, bạn chọn Delete Files để xác nhận xóa là xong.
2. Xóa bộ nhớ cache của Microsoft Store
Giống như các ứng dụng khác, Microsoft Store cũng lưu trữ các tệp bộ nhớ cache trên máy tính của bạn.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở cửa sổ Run bằng cách nhấn Windows + R rồi nhập “WSReset.exe” và nhấn Enter.
Bước 2: Một cửa sổ màu đen sẽ xuất hiện và nó sẽ tự động đóng lại. Khi cửa sổ đóng, bộ đệm Microsoft Store của bạn sẽ bị xóa.
3. Xóa bộ nhớ cache của vị trí
Để xóa lịch sử vị trí trên máy tính của bạn, hãy thực hiện như sau:
Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn Windows + I.
Bước 2: Chuyển xuống phần Privacy & Security, chọn Location trong mục App Permissions.
Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn vào Clear trong mục Location history là xong.
4. Xóa DNS Cache
Để xóa bộ nhớ cache DNS, bạn cần sử dụng Windows Terminal. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào Windows Terminal bằng cách tìm kiếm qua menu Start.
Bước 2: Trong cửa sổ mới hiện lên, bạn nhập lệnh sau và nhấn Enter: “ipconfig /flushdns”.
Bước 3: Khi bạn nhận được thông báo “Successfully flushed the DNS Resolver Cache” thì có nghĩa là bạn đã xóa thành công bộ nhớ cache DNS.
5. Xóa tự động bộ nhớ cache bằng tính năng Storage Sense
Các bước sử dụng tính năng Storage Sense như sau:
Bước 1: Mở Settings bằng cách nhấn Windows + I.
Bước 2: Chọn System rồi nhấn Storage ở phía bên phải.
Bước 3: Tiếp theo, bạn nhấn Storage Sense và chuyển Automatic User content cleanup sang chế độ On.
Bước 4: Bây giờ, bạn thiết lập cấu hình xóa tự động cho thùng rác, thư mục Downloads,… theo định kỳ.
Bây giờ, bộ nhớ cache sẽ được xóa tự động theo thiết lập của bạn. Nếu bạn muốn kích hoạt tính năng này ngay lập tức thì bạn hãy nhấn vào Run Storage Sense Now ở dưới cùng.
Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách xóa bộ nhớ cache trên Windows 11. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn nâng cấp RAM MacBook cho thợ mới vào nghề
Trong quá trình làm nghề sửa chữa laptop, đặc biệt là dòng MacBook, một trong...
Th3
Hướng dẫn chi tiết quy trình thay màn hình LCD MacBook
MacBook là dòng laptop cao cấp được đánh giá cao nhờ thiết kế tinh tế...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Denied (Mã lỗi -43) trên Mac
Lỗi “Access Denied” là một trong những lỗi phổ biến nhất trên máy Mac. Lỗi...
Th3
Hướng dẫn khắc phục lỗi Access Is Denied trên Windows 11
Bạn đang cố mở một file dữ liệu trên Windows 11 nhưng bị hệ thống...
Th3
Trackpad MacBook bị loạn: Nguyên nhân và cách sửa chữa
Trackpad MacBook bị loạn là tình trạng MacBook không nhận dạng chính xác các thao...
Th3
9 cách sửa lỗi Surface không nhận bàn phím
Lỗi Surface không nhận bàn phím có thể xuất hiện trên nhiều dòng Surface khác...
Th3