Zalo
Facebook

2K7 nên chọn nghề gì trước ‘bão sa thải’ vì AI trong 5 năm tới?

Ngay đầu 2025, các tập đoàn công nghệ như Google, Amazon, Meta tiếp tục công bố các đợt sa thải quy mô lớn. Không còn là tin xa xôi, cơn “bão AI” cũng bắt đầu quét qua Việt Nam. Các vị trí văn phòng tưởng như an toàn – kế toán, chăm sóc khách hàng, thiết kế – giờ cũng nằm trong diện bị đe dọa.

2K7 nên chọn nghề gì trước ‘bão sa thải’ vì AI trong 5 năm tới?
2K7 nên chọn nghề gì trước ‘bão sa thải’ vì AI trong 5 năm tới?

“Chúng ta mới chỉ chứng kiến phần nổi của tảng băng chìm”, chuyên gia toàn cầu về Trí tuệ nhân tạo Kieran Gilmurray cảnh báo về tương lai của thị trường lao động khi AI và tự động hóa tiếp tục mở rộng ảnh hưởng.”

Vậy thế hệ 2K7 – những bạn trẻ sinh năm 2007 đang chuẩn bị chọn nghề – nên đi theo hướng nào để không rơi vào vòng xoáy thất nghiệp do AI?

Những ngành nghề dễ bị AI thay thế

Theo Báo cáo “The Future of Jobs 2023, sẽ có 83 triệu việc làm sẽ biến mất trong giai đoạn 2023 – 2027 do tác động của công nghệ, đặc biệt là AI và tự động hóa.”. Đặc biệt là các nhóm công việc có tính lặp lại hoặc quy trình hóa cao:

  • Nhân viên hành chính, văn phòng: Công việc lặp lại như nhập liệu, thống kê, xử lý văn bản… hoàn toàn có thể được tự động hóa.
  • Kế toán: Phần mềm kế toán thông minh có thể xử lý hóa đơn, chứng từ nhanh hơn nhiều lần.
  • Thiết kế đồ họa: Các công cụ AI như Canva AI, Adobe Firefly đã có thể tự động tạo banner, chỉnh ảnh theo yêu cầu.
  • Chăm sóc khách hàng: Các chatbot và tổng đài AI thay thế dần nhân sự thực hiện những câu trả lời lặp đi lặp lại.
  • Biên dịch ngôn ngữ: AI hiện đã có khả năng dịch tự nhiên và chính xác nhiều ngôn ngữ, ảnh hưởng tới công việc của các biên dịch viên.

Những nghề “miễn nhiễm” với AI – Đáng để 2K7 theo đuổi

Mặc dù vậy, không phải ngành nào cũng dễ bị thay thế. Vẫn còn rất nhiều công việc khó có thể bị AI thay thế, đặc biệt là các nghề cần kỹ năng tay nghề thủ công, tương tác vật lý hoặc cần cảm xúc con người.

Dưới đây là một số gợi ý ngành nghề có thể “sống khỏe” trong thời đại AI dành cho 2K7:

1. Kỹ thuật viên sửa chữa laptop, máy tính

Nghề sửa chữa laptop đòi hỏi người thợ phải có kiến thức về phần cứng và phần mềm máy tính, thao tác thành thạo các kỹ năng tháo lắp linh kiện, xử lý bo mạch, đo đạc tín hiệu điện tử, thay cổng sạc hay cài lại hệ điều hành,… 

Kỹ thuật viên sửa chữa laptop, máy tính
Kỹ thuật viên sửa chữa laptop, máy tính

Đặc biệt, từng dòng máy như MacBook, Dell, HP… đều có cấu trúc riêng biệt, yêu cầu kinh nghiệm thực tiễn để tránh gây hỏng hóc. Đây là một trong những nghề rất khó để bị thay thế bởi AI, vì chưa có robot hay phần mềm nào đủ khả năng thao tác vật lý tinh vi trong môi trường phức tạp như bên trong laptop, chưa kể đến khả năng đánh giá lỗi thực tế và xử lý linh hoạt theo tình trạng máy.

  • Lộ trình học: 3–6 tháng có thể thành nghề nếu theo học trung tâm uy tín như Học viện iT.
  • Thu nhập: Từ 7–15 triệu/tháng, có thể tăng lên 15–40 triệu/tháng khi có tay nghề cao.

2. Kỹ thuật điện – điện lạnh – điện dân dụng

Ngành kỹ thuật điện, điện lạnh liên quan trực tiếp đến việc lắp đặt và sửa chữa các thiết bị trong gia đình như điều hòa, máy giặt, tủ lạnh, hệ thống điện dân dụng hay điện công nghiệp. 

Kỹ thuật điện – điện lạnh – điện dân dụng
Kỹ thuật điện – điện lạnh – điện dân dụng

Những công việc này thường diễn ra tại hiện trường, yêu cầu kỹ năng leo trèo, đấu nối, hàn gắn linh kiện và xử lý sự cố theo tình huống phát sinh – điều mà các thiết bị tự động chưa thể làm thay con người. 

Dù AI có thể hỗ trợ tư vấn từ xa, nhưng nó không thể thay thế người thợ dùng tay để sửa điều hòa trên trần nhà hay kiểm tra mạch cháy âm tường.

  • Lộ trình học: Từ 4–9 tháng là có thể đi làm, tự hành nghề.
  • Thu nhập: Từ 8–12 triệu/tháng, mùa nóng cao điểm có thể gấp đôi nếu làm điện lạnh.

3. Cơ khí – hàn – chế tạo – sửa máy công nghiệp

Lĩnh vực cơ khí và sửa máy công nghiệp đòi hỏi người lao động phải thực hiện các thao tác chính xác như hàn, khoan, cắt, gia công kim loại, lắp ráp máy móc hoặc bảo trì dây chuyền sản xuất. 

Cơ khí – hàn – chế tạo – sửa máy công nghiệp
Cơ khí – hàn – chế tạo – sửa máy công nghiệp

Mặc dù hiện nay đã có sự hỗ trợ của máy CNC hay robot công nghiệp, nhưng vai trò của người thợ trong khâu thiết lập, giám sát, can thiệp sự cố và điều chỉnh thủ công vẫn là không thể thiếu. Đặc biệt, cảm nhận lực tay, khả năng ứng phó tình huống và linh hoạt điều chỉnh từng chi tiết vẫn là thứ AI chưa thể bắt chước.

  • Lộ trình học: 6 tháng đến 1 năm.
  • Thu nhập: 10–20 triệu/tháng tùy tay nghề và quy mô doanh nghiệp.

4. Làm đẹp – thẩm mỹ: Nail, spa, phun xăm, nối mi

Các dịch vụ làm đẹp như chăm sóc da, làm móng, nối mi, phun xăm thẩm mỹ đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cảm nhận thẩm mỹ cá nhân rất cao. Đây là những công việc mang tính nghệ thuật và giao tiếp cảm xúc – điều mà trí tuệ nhân tạo hoàn toàn không thể thay thế. 

Làm đẹp – thẩm mỹ: Nail, spa, phun xăm, nối mi
Làm đẹp – thẩm mỹ: Nail, spa, phun xăm, nối mi

Khách hàng không chỉ tìm đến dịch vụ để làm đẹp mà còn để thư giãn và trò chuyện, điều này tạo nên sự kết nối giữa khách và thợ – một trải nghiệm mang tính con người rõ rệt mà robot không thể cung cấp.

  • Lộ trình học: 1–3 tháng, mở tiệm nhanh, vốn đầu tư thấp.
  • Thu nhập: Từ 10–30 triệu/tháng nếu làm tốt hoặc kinh doanh riêng.

5. Phục hồi chức năng, trị liệu sức khỏe

Trị liệu sức khỏe và phục hồi chức năng là ngành kết hợp giữa kỹ năng tay, kiến thức y học và sự thấu hiểu tâm lý người bệnh. Công việc bao gồm các kỹ thuật xoa bóp, kéo giãn, hướng dẫn vận động cho người bị tai biến, đau xương khớp hoặc sau phẫu thuật. 

Phục hồi chức năng, trị liệu sức khỏe
Phục hồi chức năng, trị liệu sức khỏe

Khác với máy móc, người làm nghề này cần tương tác trực tiếp, quan sát biểu hiện đau – mỏi của bệnh nhân để điều chỉnh lực tay và liệu trình phù hợp. Đây là ngành thiên về chăm sóc cảm xúc và phản hồi linh hoạt, nên rất khó để bị AI thay thế hoàn toàn.

  • Lộ trình học: 6–9 tháng học nghề hoặc 2–3 năm theo hệ trung cấp/y sĩ.
  • Thu nhập: 8–15 triệu/tháng, có thể mở dịch vụ riêng tại nhà hoặc spa.

Thay vì chạy theo xu hướng đại trà dễ bị thất nghiệp, thế hệ 2K7 nên dũng cảm chọn nghề thực tiễn, an toàn, khó thay thế bởi AI. Những nghề như sửa laptop, điện lạnh, cơ khí, làm đẹp… không chỉ cho bạn thu nhập tốt mà còn là “tấm khiên” vững chắc giữa thời đại biến động công nghệ.

Bài viết liên quan

Tuyển sinh khóa học sửa laptop Online – Khai giảng 15/05/2025

Với mong muốn giúp nhiều bạn trẻ dễ dàng tiếp cận và chinh phục nghề...

Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4 – 01/5 tại Học viện iT

Nhân dịp Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Ngày Quốc tế Lao...

Chương trình “Đối thoại – Tư vấn – Hướng nghiệp năm 2025” tại Trường THPT Thọ Xuân

Sáng ngày 19/04/2025, Trường THPT Thọ Xuân (Đan Phượng, Hà Nội) đã trở thành điểm...

Máy Tính Bị Áp Thuế Riêng – Cơ Hội Cho Nghề Kỹ Thuật Viên Sửa Laptop

Ngày 14/04/2025, Mỹ thông báo áp thuế từ 10% đến 125% cho nhóm sản phẩm...

Học viện IT thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/3

Học viện iT xin thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 10/03 năm...

Vì sao Gen Z ‘sốt xình xịch’ với nghề sửa laptop?

Nếu cách đây 10 năm, nói đến học nghề người ta còn nghĩ đến con...