Zalo
Facebook

Nguồn thứ cấp trên laptop

Nguồn thứ cấp trên laptop
Nguồn thứ cấp trên laptop

1 – Khái niệm và đặc điểm của nguồn thứ cấp.

  • Nguồn thứ cấp là nguồn điện xuất hiện sau khi ta bấm công tắc mở nguồn.
  • Nguồn thứ cấp bao gồm toàn bộ các điện áp cung cấp cho các bộ phận của máy để chuẩn bị đưa máy vào chế độ hoạt động.
    (không tính nguồn VCORE cấp cho CPU).
  • Các điện áp thứ cấp 5V và 3,3V sử dụng điện áp cấp trước 5V và 3,3V và đóng qua các chuyển mạch điện tử dưới sự điều
    khiển của lệnh mở nguồn thứ cấp.
  • Các điện áp khác được tạo ra bởi các nguồn xung như điện áp: 2,5V – 1,8V – 1,5V – 1,25V – 1,2V – 1,05V – 0,9V (trong đó 
    điện áp 2,5V và 1,25V cấp cho DDR, điện áp 1,8V và 0,9V cấp cho DDR2)
  • Các nguồn thứ cấp chỉ xuất hiện khi máy đã có nguồn cấp trước.

2 – Sơ đồ tổng quát về các nguồn thứ cấp.

 

$1-         Khi cấp nguồn DC IN  hoặc gắn Pin vào máy.

ðBan đầu máy có nguồn đầu vào.

$1-         Sau đó điện áp đi qua mạch REGU để tạo ra nguồn chờ cấp cho IC điều khiển nguồn.

$1-         Nếu ta sử dụng nguồn DC IN sẽ có tín hiệu EXT_PWR (3) báo về IC điều khiển và IC sẽ đưa ra lệnh mở nguồn cấp trước ở bước (4)

$1-         Các nguồn xung hoạt động và tạo ra các điện áp cấp trước 5v và 3.3v.

$1-         Khi nguồn cấp trước hoạt động, có tín hiệu “Nguồn cấp trước báo tốt” báo về IC điều khiển.

$1-         Khi ta bấm công tắc, nếu đã có tín hiệu báo “Nguồn cấp trước tốt” thì IC điều khiển mới cho ra “Lệnh mwor nguồn thứ cấp 1” và “Lệnh mở nguồn thứ cấp 2”

$1-         Lệnh 1 điều khiển cho các mạch công tắc đóng để tạo ra điện áp 5v và 3.3v thứ cấp.

$1-         Đồng thời lệnh 1 và lệnh 2 đi đến điều khiển các nguồn xung tạo ra các điện áp thứ cấp.

 

Các nguồn điện và tải tiêu thụ:                              

Các nguồn điện Tải tiêu thụ
Nguồn 5V cấp trước Chipset nam, các IC dao động của nguồn thứ cấp
Nguồn 3,3V cấp trước IC điều khiển nguồn để điều khiển mạch xạc pin
Nguồn 5V thứ cấp Các ổ đĩa HDD, CDROM, màn hình LCD, các cổng USB.
Nguồn 3,3V thứ cấp Chipset nam, Clock Gen, SIO, BIOS, Sound, Net, Card Wifi
Nguồn 2,5V thứ cấp Bộ nhớ DDR và Chipset bắc.
Nguồn 1,8V thứ cấp Chip Video và bộ nhớ DDR2, Chipset bắc.
Nguồn 1,5V thứ cấp Cấp cho Chipset nam và Chipset bắc.
Nguồn 1,25V thứ cấp (VTT) Cấp nguồn phụ cho DDR
Nguồn 1,2V thứ cấp Cấp nguồn phụ cho hai Chipset
Nguồn 1,05V (VIO) thứ cấp Cấp nguồn phụ cho CPU.
Nguồn 0,9V (VTT) Cấp nguồn phụ cho DDR2

3 – Nguyên lý của các nguồn xung tạo điện áp thứ cấp.

 

$1-         Các nguồn xung tạo ra điện áp thứ cấp đều có cấu tạo giống nhau chúng chỉ khách nhau về mạch hồi tiếp, từ đó dẫn đến điện áp ra khác nhau

$1-         Khi máy có nguồn đầu vào, chân V+ được cung cấp 19v, tầng công suất cũng đượng cung cấp điện áp như trên.

$1-         Khi máy có nguồn cấp trước, các chân VDD và VCC  được cung cấp điện áp 5v, đồng thời chân TON được nối đến 5v để cho phép IC hoạt động.

$1-         Khi có lệnh mở nguồn thứ cấp, chân ON1 và ON2 có mức cao cho phép vế 1 và vế 2 của IC hoạt động.

$1-         Vế 1 cho điện áp ra tối đa là 2.5v (khi chân FB1) đấu mass

$1-         Tùy theo giá trị của điện trở hồi tiếp mà điện áp rat hay đổi

$1-         Khi nguồn hoạt động tốt chân PGOOD sẽ có mức cao báo về IC điều khiển cho biết mạch đã hoạt động tốt.

Chú thích các chân của IC dao động nguồn thứ cấp MAX 1715 :

Số Pin

Ký hiệu

Tên đầy đủ

 Chức năng

1

OUT1

Output

 Chân nối với điện áp ra vế 1

2

FB1

Feed Back

 Chân nhận điện áp hồi tiếp để ổn định áp ra vế 1

3

ILIM1

 Giới hạn dòng điện vế 1 (bảo vệ quá dòng)

4

V+

 Chân nguồn cấp V+ (từ 5 đến 24V)

5

TON

 Chân cho phép IC hoạt động

6

SKIP

 Chân gim điện áp.

7

PGOOD

Power Good

 Báo mức “1” khi nguồn chạy tốt

8

AGND

Analog GND

 Chân tiếp Mass cho mạch Analog

9

REF

Vref

 Chân ra điện áp chuẩn.

10

ON1

 Lệnh điều khiển vế 1 hoạt động

11

ON2

 Lệnh điều khiển vế 2 hoạt động

12

ILIM2

 Giới hạn dòng điện vế 2 (bảo vệ quá dòng)

13

FB2

Feed Back

 Chân nhận điện áp hồi tiếp để ổn định áp ra vế 2

14

OUT2

 Nối với điện áp ra vế 2

15

NC1

No Conect

 Không kết nối

16

LX2

 Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 2

17

DH2

Drive High

 Chân dao động ra điện mức cao vế thứ 2

18

BST2

BOOST

 Chân tăng điện áp cho mạch OP Amply trong IC vế 2

19

DL2

Drive Low

 Chân dao động ra mức thấp vế thứ 2

20

VDD

 Chân nguồn cấp 5V cho các mạch số

21

VCC

 Chân cấp nguồn 5V cho mạch tạo dao động

22

PGND

 Chân tiếp mass

23

NC2

No Conect

 Không kết nối

24

DL1

Drive Low

 Chân dao động ra mức thấp vế thứ 1

25

BST1

BOOST

 Chân tăng điện áp cho mạch OP Amply trong IC vế 1

26

DH1

Drive High

 Chân dao động ra điện mức cao vế thứ 1

27

LX1

 Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 1

28

NC3

No Conect

 Không kết nối.

Các dòng mầu đỏ là các chân đầu vào quan trọng mà chúng ta cần kiểm tra khi mạch không hoạt động.

 

Tác dụng của các chân BST, DH và LX

So sánh các chân giữa IC dao động của nguồn cấp trước và nguồn thứ cấp.

IC dao động nguồn
cấp trước MAX 1631

IC dao động nguồn
thứ cấp MAX 1715

Chức năng

Các chân
giống nhau

V+

V+

Chân cấp nguồn đầu vào từ 5 đến 24V

VDD

VDD

Chân cấp nguồn 5V

ON5

ON1

Lệnh mở nguồn vế 1

BST5

BST1

Chân bù điện áp vế 1

DH5

DH1

Chân dao động ra mức cao vế 1

LX5

LX1

Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 1

DL5

DL1

Chân dao động ra mức thấp vế 1

FB5

FB1

Chân hồi tiếp để ổn định áp ra vế 1

CSH5

CS1

Chân cảm biến dòng vế 1

CSL5

ON3

ON2

Lệnh mở nguồn vế 2

BST3

BST2

Chân bù điện áp vế 2

DH3

DH2

Chân dao động ra mức cao vế 2

LX3

LX2

Chân nối với điểm giữa hai Mosfet vế 2

DL3

DL2

Chân dao động ra mức thấp vế 2

FB3

FB2

Chân hồi tiếp để ổn định áp ra vế 2

CSH3

CS2

Chân cảm biến dòng vế 2

CSL3

P.GOOD

P.GOOD

Chân báo nguồn tốt

REF

REF

Chân ra điện áp chuẩn

Chân khác nhau

VL (LDO, VREG)

không có

Chân All_Always_on ra điện áp 5V

SHDN

không có

Chân Shutdown – chân bảo vệ

4 – Phương pháp kiểm tra nguồn thứ cấp bằng nguồn đa năng.

a – Trường hợp sau đây cho thấy máy có nguồn cấp trước nhưng không có nguồn thứ cấp, khi đó máy ăn
         dòng khoảng 0,03A nhưng khi bấm công tắc mở nguồn, dòng tiêu thụ của máy không tăng.

 

b – Trường hợp sau đây khi ta bấm công tắc, dòng tiêu thụ của máy tăng lên nhưng chỉ tăng đến khoảng
        0,3A thì dừng lại, điều này nghĩa là máy đã xuất hiện các điện áp thứ cấp nhưng CPU vẫn chưa hoạt động.

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!