Zalo
Facebook

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU “SMART”- TẠO ĐỘNG LỰC CHINH PHỤC ƯỚC MƠ!

Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam quyết định học nghề. Mỗi bạn đều ấp ủ một giấc mơ của cuộc đời. Liệu các bạn có thể hiện thực hóa giấc mơ của mình hay không? Câu trả lời chính là tất cả các kiến thức và kỹ năng các bạn cần trang bị cho mình trước khi thực hành nghề. Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đó là: Xác định mục tiêu.

Xác định mục tiêu SMART - Tạo động lực chinh phục ước mơ
Xác định mục tiêu SMART – Tạo động lực chinh phục ước mơ

1. Mục tiêu phải tạo ra động lực

Như Michelangelo, một điêu khắc gia nổi tiếng trong lịch sử Công giáo, đã từng nói: “Mối nguy hiểm lớn nhất của hầu hết chúng ta không phải là đã đặt ra mục tiêu quá cao và không thể thực hiện được, mà là đã đặt ra mục tiêu quá thấp và thực hiện một cách dễ dàng.” Khi đặt ra mục tiêu, bạn nên đặt ra các mục tiêu có thể khuyến khích bản thân thực hiện vì mục tiêu này rất quan trọng với bạn. Việc đạt được mục tiêu sẽ đem lại cho bạn nhiều hứng khởi, kinh nghiệm và thành tựu. Nếu bạn không hào hứng với kết quả đạt được, hoặc mục tiêu được đặt ra không thích hợp, bạn sẽ không thực sự cố hết sức để thực hiện nó và kết quả là bạn không thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Do đó động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu. Tổng thống Mỹ, Donald Trump cũng từng tuyên bố: “No dream is too big. No challenge is too great. Nothing we want for our future is beyond our reach.” Tạm dịch: Không có giấc mơ nào là quá lớn. Không có thách thức nào là không thể vượt qua. Không có điều gì chúng ta muốn cho tương lai của mình là không thể thực hiện được.
Lời khuyên: Để đảm bảo mục tiêu của bạn mang tính thúc đẩy, hãy viết ra lý do tại sao mục tiêu này có giá trị và quan trọng với bạn. Hãy tự hỏi mình, “Nếu tôi chia sẻ mục tiêu này với người khác, tôi sẽ nói với họ những gì để thuyết phục họ rằng đó là một mục tiêu đáng giá?”

 

2. Đặt mục tiêu SMART

Có thể bạn đã từng nghe nói về “Mục tiêu SMART” rồi nhưng bạn đã áp dụng các quy tắc đó chưa? Bạn nên viết các mục tiêu ra giấy rồi phân tích một cách SMART (Specific-Measurable-Attainable – Relevant – Time based) một cách cụ thể như sau:

Mô hình SMART
Mô hình SMART

Specific – Thiết lập mục tiêu cụ thể: Bạn muốn đạt được điều gì một cách cụ thể.
Measurable – Đặt mục tiêu đo lường được: Làm thế nào để biết được khi bạn đạt được mục tiêu của mình.
Attainable – Đặt mục tiêu có thể đạt được: Liệu bạn có thể đạt được mục tiêu với nỗ lực của mình trong khung thời gian bạn có hay không?
Relevant – Đặt mục tiêu có tính thực tế: Liệu mục tiêu đặt ra có đáng để bạn nỗ lực đạt được không? Liệu mục tiêu đó có giúp bạn thực hiện những mục tiêu lâu dài không?
Time based – Đặt mục tiêu có thời hạn: Hạn thời gian bạn đặt ra để đạt được mục tiêu này là gì? Ví dụ: kỳ thi của tôi sẽ diễn ra trong một tháng tới, bởi vậy tôi có một tháng để thực hiện mục tiêu này. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy tính cấp thiết của nó và đạt được thành công nhanh hơn.
Sử dụng phân tích SMART là một cách hiệu quả khi đặt mục tiêu cho dù đó là các mục tiêu ngắn hạn (ví dụ:qua một kỳ thi hay là các mục tiêu dài hạn (ví dụ: một công việc mơ ước). Bạn có thể sử dụng phương pháp này để phác thảo những gì bạn muốn và làm thế nào bạn có thể thực hiện được chúng.

 

3. Ghi mục tiêu ra giấy

Ghi mục tiêu ra giấy một cách cụ thể sẽ giúp bạn nỗ lực thực hiện nó đến cùng. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”.
Nếu bạn đang sử dụng Danh sách việc cần làm thì nên để mục tiêu lên đầu danh sách đó. Nếu bạn đang sử dụng một Chương trình hành động thì mục tiêu cũng nên được đặt lên trên cùng của Thư mục dự án.) Nên đặt mục tiêu ở những nơi dễ nhìn thấy như trên tường, trên bàn làm việc, trên màn hình máy tính hoặc dán lên gương phòng tắm hay tủ lạnh để liên tục nhắc nhở mình phải thực hiện mục tiêu. Bạn cũng có thể chia sẻ mục tiêu này với các thành viên khác để tiếp thêm động lực cho mình. 

 

4. Lập kế hoạch hành động

Bước này thường bị bỏ qua trong quá trình thiết lập mục tiêu do người thiết lập thường quá quan tâm tới “đầu ra” mà quên lập kế hoạch cho tất cả các bước trên đường đi. Bằng cách viết ra lộ trình (hay còn gọi là Roadmap) cho từng bước, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kỳ quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài. Nếu bạn muốn rèn luyện nâng cao kỹ năng giao tiếp, hãy lập kế hoạch khắc phục các nhược điểm hiện tại, sau đó là những hành động nhỏ tạo thành thói quen giao tiếp chuyên nghiệp.

Bạn Huy tìm đến Học viện iT để được sống đúng với đam mê của bản thân

 

5. Bám sát mục tiêu

Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình, chứ không đơn thuần chỉ nằm ở kết quả cuối cùng. Các bạn nên luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên. Đích đến qua thời gian dài vẫn có thể giống như ban đầu nhưng kế hoạch hành động để đi tới mục tiêu khám phá bản thân có thể thay đổi đáng kể. Nhớ đảm bảo giữ vững tính tương thích, giá trị và sự cần thiết của mục tiêu nhé.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!