Zalo
Facebook

Hướng dẫn sử dụng máy đo OSC

Máy đo OSC là một thiết bị vô cùng phổ biến dùng để hiển thị dạng sóng. Từ đó, nó có thể vẽ ra được hình dáng của tín hiệu thay đổi theo thời gian.

Hướng dẫn sử dụng máy đo OSC
Hướng dẫn sử dụng máy đo OSC

Đây cũng là một thiết bị thông dụng được sử dụng rất nhiều trong học sửa chữa laptop chuyên sâu. Chính vì vậy, trong bài viết này HocvieniT.vn sẽ hướng dẫn cho các bạn học viên cách sử dụng máy đo OSC chính xác.

 

Cấu tạo và chức năng của các bộ phận trên OSC

Bộ phận của OSC

Nút Power

Là nút nguồn của thiết bị. Khi thiết bị được bật thì đèn LED bên dưới nút ON sẽ sáng.

 

Intensity control

Có chức năng giúp người dùng có thể thay đổi cường độ sáng của tia thích hợp.

 

Focus

Giúp người dùng có thể điều chỉnh độ sắc nét của tia hay còn gọi là độ hội tụ của tia.

 

Trig Level

Trig Level nhằm giữ cho dạng sóng ở trạng thái đứng yên và xác định điểm bắt đầu của sóng.

 

Trigger Coupling

Là vị trí người dùng chọn chế độ của Trigger. Có 4 chế độ cho bạn lựa chọn như sau:

  • Auto: Ở chế độ này, máy sẽ tự động phát ra tín hiệu quét khi không có tín hiệu trigger thích hợp.
  • Norm: Với chế độ này, khi nhận được tín hiệu trigger thích hợp thì máy mới phát ra tín hiệu quét.
  • TV-V: Dải tần trigger trong khoảng DC- 1KHz.  
  • TV-H: Dải tần trigger trong khoảng 1KHz- 100KHz.

Trigger Source

Tại đây, bạn lựa chọn cách lấy nguồn trigger theo 1 trong 4 cách sau:

  • CH1: Tại chế độ này tín hiệu thuộc kênh CH1 sẽ làm nguồn cho trigger mà không quan tâm tới vị trí của Vertical Mode.
  • CH2: Tất cả các tín hiệu thuộc kênh CH2 sẽ trở thành nguồn cho trigger.
  • Line: Nguồn lấy trigger từ tín hiệu AC line.
  • EXT: Nguồn lấy trigger từ đầu nối EXT TRIG.

Position

Có chức năng điều chỉnh vị trí của tia sáng theo chiều ngang và theo chiều dọc.

 

Variable

Là nơi điều chỉnh tỷ lệ quét.

 

Time/DIV

Là tỷ lệ thời gian.

 

Volts/DIV

Là tỷ lệ được chia theo điện áp.

 

AC-GND-DC

Là 3 loại thiết lập:

  • AC: Chỉ nhận các thành phần của AC.
  • GND: Không nhận tín hiệu vào máy.
  • DC: Nhận cả các tín hiệu của AC và DC vào máy.

Input

Là nơi tiếp nhận các tín hiệu cần đo vào máy.

Vert Mode

  • CH1: Chỉ đo kênh CH1
  • CH2: Chỉ đo kênh CH2
  • DUAL: Đo cả 2 kênh CH1 và CH2
  • ADD: Tín hiệu đi ra là tổng tín hiệu của cả 2 kênh.

CAL

Dùng để lấy tín hiệu chuẩn trước khi tiến hành đo.

 

Hướng dẫn đo OSC

Đưa máy về dạng chuẩn

Trước khi tiến hành đo bạn phải điều chỉnh máy về dạng chuẩn như sau:

– Để thanh gạt ở mức GND và thiết lập các nút Position sao cho chúng ta cso được dạng sóng cuối cùng là một đường nằm ngang ngay chính giữa màn hình.

– Mắc đầu của tín hiệu cần đo vào CAL và tùy chỉnh Volt/DIV và Time/DIV sao cho dạng sóng là sóng vuông 2 p-p (2 volt đỉnh – đỉnh).

– Mỗi máy đều có 2 kênh cho nên bạn làm tương tự với kênh còn lại.

Quy trình tiến hành đo

Bước 1: Gắn 2 đầu đo và mass của thanh đo vào 2 điểm đo. Tiếp đến là điều chỉnh chế độ đo cho phù hợp.

Bước 2: Xem xét xem dạng sóng có nằm trong màn hình hay không. Nếu không thì hãy điều chỉnh nút Position để đưa nó vào đúng vị trí.

Bước 3: Thông thường máy có 2 dây đo. Mỗi dây lại tương ứng với loại kênh CH1 hoặc CH2. Do đó, cần phải điều chỉnh thanh điều khiển về kênh chính xác hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh về chế độ DUAL để hiển thị cả 2 kênh.

Bước 4: Xác định tần số của tín hiệu: Mặc dù máy không hiện được tần số của tín hiệu nhưng bạn hoàn toàn có thể xác định được thông qua độ rộng của 1 chu kỳ.

Bước 5: Đọc các trị số của thang đo

Ta chỉ quan tâm đến các trị số của Time/DIV hoặc Volt/DIV thôi. Trong đó, bạn cần nhân số ô hieenrb thị với các trị số trên lả OK.

Bước 6: Xác định độ méo của tín hiệu:

Lưu ý: Chỉ các máy hiện sóng 2 tia thì mới có tính năng này.

  • Đưa về chế độ XY.
  • Tín hiệu Input đưa tới kênh X và Output đưa tới kênh Y.
  • Mức tín hiệu để ở mức chuẩn đầu vào của bộ khuếch đại (1Vdd).
  • Căn chỉnh thang đo V trên kênh X, Y sao cho khớp với khuôn màn hình OSC.

Đưa ra kết luận về độ méo của tín hiệu qua các tiêu chí sau:

  • Góc nghiêng để tính ra độ lệch pha.
  • Đỉnh tín hiệu để tính ra độ méo biên.

Trên đây là chia sẻ của HocvieniT.vn về cách sử dụng máy đo OSC. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này. Chúc bạn thành công!

 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!