Zalo
Facebook

eSATA là gì? Tổng hợp kiến thức về eSATA

External SATA (Hay còn được viết tắt là eSATA) là đầu nối SATA có thể truy cập từ bên ngoài máy tính, để cung cấp kết nối tín hiệu (nhưng không phải nguồn) cho các thiết bị lưu trữ bên ngoài. Thế nhưng bạn đã biết chi tiết về eSATA chưa? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

eSATA là gì? Tổng hợp kiến thức về eSATA
eSATA là gì? Tổng hợp kiến thức về eSATA

eSATA là một biến thể của SATA với SATA là một tiêu chuẩn IDE được phát hành lần đầu tiên vào năm 2001 để kết nối các thiết bị như ổ quang và ổ cứng với bo mạch chủ.

 

eSATA là gì?

Như đã đề cập ở trên, eSATA là đầu nối SATA có thể truy cập từ bên ngoài máy tính, để cung cấp kết nối tín hiệu (nhưng không phải nguồn) cho các thiết bị lưu trữ bên ngoài. Nó được phát triển nhằm cạnh tranh với FireWire 400 và bus nối tiếp đa năng (USB) 2.0 để cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng cho các thiết bị lưu trữ bên ngoài.

eSATA được chuẩn hóa vào năm 2004 và sử dụng cùng một chân, cùng một giao thức như SATA. Tuy nhiên, nó cung cấp một đầu nối có chút khác biệt so với SATA và về cơ bản là nó chắc chắn hơn. Chuẩn eSATA cũng hỗ trợ chiều dài cáp hai mét so với chiều dài cáp một mét được hỗ trợ bởi SATA.

SATA đã thay thế công nghệ ATA trước đó làm giao diện bus nội bộ thế hệ tiếp theo cho ổ cứng. Giao diện SATA được sắp xếp hợp lý hơn ATA và cung cấp kiến ​​trúc nối tiếp cho tốc độ cao hơn so với công nghệ cũ. Với eSATA, tốc độ của SATA được mở rộng để bao gồm các giải pháp lưu trữ bên ngoài.

Xem thêm: Nhận biết 22 linh kiện trong máy tính – Phần 2

Mặc dù eSATA đạt tốc độ truyền ít nhất gấp ba lần so với USB 2.0 và FireWire 400, nhưng nó có một nhược điểm. Nhược điểm của eSATA là yêu cầu đầu nối nguồn riêng. Tuy nhiên, nó vẫn là một lựa chọn tuyệt vời cho việc lưu trữ ổ đĩa ngoài. Không giống như USB và FireWire, eSATA không phải dịch chuyển dữ liệu giữa nó và máy tính. Điều này giúp tăng cường tốc độ truyền dữ liệu, đồng thời tiết kiệm tài nguyên bộ xử lý máy tính và không cần phải sử dụng thêm chip.

Vì eSATA cung cấp tốc độ truyền nhanh như vậy nên nó dần trở thành một sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà sản xuất âm thanh, video,… sử dụng. 

Một biến thể của eSATA, được gọi là eSATAp hoặc eSATA USB Hybrid Port (EUHP), kết hợp bốn chân USB và hai chân nguồn 12 volt vào đầu nối eSATA. Cổng eSATAp hỗ trợ cả kết nối eSATA và USB, có thể cấp nguồn ở 5V và 12V.

 

eSATA và SATA

External Serial ATA là một tập hợp con của các thông số kỹ thuật bổ sung cho tiêu chuẩn giao diện Serial ATA. Nó là một phần mở rộng và có thể được thêm vào cả bộ điều khiển cũng như thiết bị. Để eSATA hoạt động bình thường, cả hai thiết bị được kết nối phải hỗ trợ SATA cần thiết.

eSATA và SATA
eSATA và SATA

Mặc dù eSATA là một phần của giao diện SATA, nó sử dụng một đầu nối vật lý khác với các đầu nối SATA bên trong. Nó được gắn vào với mục đích che chắn tốt hơn cho các đường nối tiếp tốc độ cao, giúp truyền tín hiệu hạn chế nhiễu EMI. 

Ngoài ra, eSATA cung cấp chiều dài cáp tổng thể 2 mét, lớn hơn so với cáp nội bộ là 1 mét. Vì vậy, hai loại cáp này không thể hoán đổi cho nhau.

 

eSATA có gì khác biệt với USB và FireWire?

USB và FireWire đều là giao diện nối tiếp tốc độ cao giữa hệ thống máy tính và thiết bị ngoại vi bên ngoài. Tuy nhiên, USB phổ biến hơn hẳn và được sử dụng cho nhiều loại thiết bị ngoại vi hơn như chuột, bàn phím, máy in… Còn FireWire thì chủ yếu được sử dụng làm giao diện lưu trữ bên ngoài.

Một trong những ưu thế nổi trội giữa eSATA với USB và FireWire đó chính là tốc độ. Trong khi USB và FireWire phải chịu phí chuyển đổi tín hiệu giữa giao diện bên ngoài và các ổ đĩa bên trong, thì SATA không gặp vấn đề này.

Mỗi giao diện khác nhau có tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết:

USB 1.1: 15 Mb/giây.

FireWire (1394a): 400 Mbps.

USB 2.0: 480 Mb/giây.

FireWire 800 (1394b): 800 Mbps.

SATA 1.5: 1.5 Gbps.

SATA 3.0: 3.0 Gbps.

USB 3.0: 4,8 Gb/giây.

USB 3.1: 10 Gbps.

Xem thêm: Cổng USB là gì? Tất tần tật về cổng USB mà bạn nên biết!

Dựa theo tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết ở trên thì ta có thể thấy USB nhanh hơn so với SATA. Thế nhưng, bởi vì chi phí chuyển đổi tín hiệu nên USB vẫn chậm hơn một chút. Mặc dù vậy, đối với hầu hết người dùng thì gần như không có sự khác biệt đó. Cho nên, so với eSATA thì USB vẫn được sử dụng phổ biến và thuận tiện hơn.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về eSATA là gì cùng những thông tin liên quan. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!