Zalo
Facebook

Cách tra keo tản nhiệt cho laptop

Bôi keo tản nhiệt cho CPU là một quy trình quan trọng khi vệ sinh, bảo dưỡng laptop. Chính vì vậy, các bạn kỹ thuật viên sửa chữa laptop cần nắm vững kiến thức này. Trong bài viết này, Học viện iT.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách bôi keo tản nhiệt cho CPU đơn giản và thông dụng nhất nhé!

Cách tra keo tản nhiệt cho laptop
Cách tra keo tản nhiệt cho laptop

Keo tản nhiệt là gì?

Keo tản nhiệt là một chất hỗn hợp bao gồm keo và các thành phần truyền nhiệt tốt như kim loai, gốm…

Keo tản nhiệt là thứ không thể thiếu trong các bộ tản nhiệt ngày nay, bởi nó có khả năng lấp đi phần không khí dẫn nhiệt kém nằm giữa 2 bề mặt. Nhưng liệu các bạn đã biết cách dán keo tản nhiệt cho laptop thế nào cho đúng?

Keo tản nhiệt
Keo tản nhiệt

Lý do phải sử dụng keo tản nhiệt

Về lý thuyết nếu như bề mặt của CPU và của phiến tản nhiệt hoàn toàn nhẵn thì khi tiếp xúc với nhau toàn bộ nhiệt từ CPU sẽ được truyền hết sang phiến tản nhiệt. Tuy nhiên trên thực tế không thể sản xuất ra các linh kiện lý tưởng như vậy, giữa 2 bề mặt tiếp xúc với nhau sẽ luôn tồn tại 1 khe hở. Bạn có thể hình dung ra khe hở này qua hình minh họa dưới đây.

Phần trắng thể hiện vùng không khí tồn tại giữa 2 bề mặt tiếp xúc, và không khí thì dẫn nhiệt rất kém. Vì vậy mà keo dẫn nhiệt ra đời để lấp đầy chỗ trống đó và làm công việc dẫn nhiệt từ các loại chip sang bộ tản nhiệt. Keo tản nhiệt tuy không thể bằng được kim loại nhưng ít nhất nó cũng tốt hơn khoảng 100 lần không khí.

Lựa chọn keo tản nhiệt 

Trên thị trường có rất nhiều loại keo tản nhiệt với mọi giá bán từ rẻ đến đắt. Nhưng chung quy lại có 3 loại keo tản nhiệt chính đó là keo tản nhiệt có chứa thành phần kim loại, sứ và con lăn dính bụi Silicon.

  • Keo chứa kim loại: ai cũng biết rằng kim loại dẫn nhiệt tốt nhất trong các loại vật chất nên hiệu quả của loại keo này là không phải bàn cãi. Tuy nhiên kim loại ngoài dẫn nhiệt ra còn dẫn cả điện nên nếu để keo dây vào phần mạch có thể gây chập rất nguy hiểm cho linh kiện.
  • Keo có chứa gốm: hiệu quả kém một chút so với keo kim loại, bù lại loại keo này có ưu điểm là không dẫn điện nên rất an toàn.
  • Keo chứa sillicon: loại keo thường được bán kèm cùng với tản nhiệt mặc định của CPU và trong các bộ tản nhiệt chất lượng thấp. Hiệu quả của loại keo này kém hơn nhiều so với 2 loại trên.

Để có hiệu quả giải nhiệt tốt nhất cho CPU hoặc GPU bạn nên chọn loại keo có thành phần gốm, hiệu quả chỉ kém hơn loại keo kim loại từ 1 đến 3 độ C mà lại rất an toàn tránh được nguy cơ chập cháy linh kiện. Hãy mua sản phẩm từ các hãng sản xuất tản nhiệt nổi tiếng như Arctic Cooling, Arctic Silver để có chất lượng tốt nhất.

Cách tra keo tản nhiệt

Vệ sinh bề mặt tiếp xúc

Việc đầu tiên bạn cần là làm sạch bề mặt tiếp xúc giữa CPU và Bộ tản nhiệt. Để vệ sinh bạn có thể dung tăm bông, giấy ăn hoặc khăn. Có thể dùng thêm axeton để làm sạch keo tản nhiệt cũ bám vào. Tiếp theo bạn lấy keo tản nhiệt và bơm lên bề mặt tản nhiệt của CPU.

Vệ sinh bề mặt tiếp xúc
Vệ sinh bề mặt tiếp xúc

Tra keo tản nhiệt lên CPU

Bạn bơm trục tiếp keo tản nhiệt lên bề mặt tản nhiệt của CPU.

Chú ý: Không nên bơm quá nhiều keo lên CPU vì khi bơm nhiều keo không chỉ làm giảm khả năng tản nhiệt (do lớp keo quá dầy) mà còn nguy hiểm hơn nếu để keo tản nhiệt dính vào mạch Mainboard khiến main bị chập…

Có nhiều kiểu bôi kem tản nhiệt
Có nhiều kiểu bôi kem tản nhiệt

Cách bôi keo tản nhiệt cho laptop rất đơn giản. Có hai phương pháp chính là bôi keo theo đường X và bôi theo đường || như sau:

  • Bôi keo tản nhiệt theo đường X đảm bảo sự dàn đều và phủ kín bề mặt CPU khi được áp tấm tản nhiệt. Khi thực hiện phương pháp này, keo sẽ được đặt thành một dấu X trên bề mặt CPU. Quá trình áp tấm tản nhiệt lên CPU sẽ làm cho keo lan tỏa và phủ lên toàn bộ bề mặt, đảm bảo không còn khoảng trống nào giữa CPU và tấm tản nhiệt. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng tản nhiệt, đồng thời giúp tránh hiện tượng không khí bám vào bề mặt, gây cản trở quá trình tản nhiệt.
  • Phương pháp bôi keo theo đường || cũng có lợi ích tương tự. Khi bạn bôi keo dọc theo hai đường song song, sau khi áp tấm tản nhiệt xuống CPU, keo sẽ lan tỏa và phủ kín bề mặt, làm đầy không gian giữa CPU và tấm tản nhiệt. Điều này giúp cải thiện hiệu suất tản nhiệt và đảm bảo rằng không có không khí cản trở quá trình tản nhiệt.

Sau khi đã bơm keo tản nhiệt bạn lắp bộ tản nhiệt lên CPU như cũ. Khi lắp Bộ tản nhiệt lên bạn hãy lấy bề mặt tiếp xúc của bộ tản nhiệt dàn đều keo tản nhiệt trên CPU ra để giúp keo tản nhiệt dàn trải được đều hơn.

Trên đây là chia sẻ của Học viện iT.vn về cách tra keo tản nhiệt. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm việc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào thì hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này hoặc inbox trực tiếp cho HOCVIENiT.vn để được giải đáp tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit
Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT
Hệ thống cơ sở đào tạo: https://hocvienit.vn/lien-he/
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!