Zalo
Facebook

Cơ bản về tụ điện (P2)

Cơ bản về tụ điện
Cơ bản về tụ điện

Cách đọc giá trị

  • Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv…
  • Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv… Đọc: Hai số đầu giữ nguyên , số thứ 3 tương ứng với số con số 0 thêm vào sau và lấy đơn vị là Pico. VD: 103J sẽ là 10.000 pico. Chữ cái J hay K ở sau cùng là sai số

  • Một cách ghi khác. VD .01J, .22K .Đọc trực tiếp nhưng lấy đơn vị là micro. VD: .01J nghĩa là 0,01 Micro

Các tình huống thường gặp

  • Cốt lõi kiến thức về tụ điện? Với dòng điện 1 chiều thì tụ có giá trị vô cùng. Dòng một chiều không đi qua tụ. Với dòng xoay chiều thì tụ có giá trị trở kháng phụ thuộc vào tần số dòng xoay chiều. Dòng xoay chiều đi qua tụ, trụ như là một điện trở nhưng không tổn hao (lí tưởng).
  • Tôi có thể kiếm được một tụ điện có điện dung tuỳ ý không? Bạn không thể kiếm đựoc một tụ điện với điện dung tuỳ ý, vì tụ điện chỉ có một số giá trị nhất định .VD với tụ giấy và gốm có các loại sau 5pico, 10p, 22p, 33p, 47p, 56p, 68p, 100p, 220p, 1nano, 2,2n; 3,3n ; 4,7n ; 5,6n ; 6,8n ; 10n ; 22n , 33n , 47n, 56n, 68n, 100n, 220n, 470n.Với tụ hoá có các giá trị thông dụng 0,47micro; 1 micro , 2,2 micro ; 3,3 micro ; 4,7 micro ; 5,6 micro ; 10micro, 22micro, 47micro, 100micro, 220micro, 470 micro, 1000micro, 2200micro, 4700micro.
  • Tụ hay bị hỏng ở dạng gì Tụ giấy và tụ gốm hay hỏng ở dạng bị dò hoặc bị chập .Tụ hoá lại hay hỏng ở dạng bị khô (giảm điện dung) hoặc bị nổ do điện áp vượt quá giá trị chiệu đựng.
  • Cách kiểm tra tụ trong mạch? Nếu nghi tụ bị hỏng ta phải hút rỗng một chân ra khỏi mạch hoặc tháo ra ngoài để đo. Với tụ giấy hay tụ gốm thì dùng thang 1K ohm hay 10K ohm để kiểm tra. Tụ tốt là sau khi phóng nạp kim đồng hồ phải trở về vị trí cũ, nếu kim không trở về hoặc lên = 0 ohm là tụ bị dò hoặc chập. Với tụ hoá thì dùng thang 1 ohm hoặc 10 ohm kiểm tra độ phóng nạp và phải so sánh với một tụ cùng trị số điện dung và mới, nếu độ phóng nạp bằng nhau là tụ còn tốt, nếu độ phóng nạp kém tụ mới là tụ bị giảm điện dung.
  • Có thể tạo ra tụ với giá trị tùy ý không Được nhưng bạn cần chú ý về dấu, điện áp định mức và giá trị tính được như sau: Đấu song song hoặc nối tiếp các tụ điện lại với nhau, khi dấu song song thì ta được một tụ có điện dung bằng tổng điện dung các tụ : C = C1 + C2. Khi đấu nối tiếp thì điện dung tương đương sẽ giảm theo công thức C = C1xC2 / ( C1 + C2 )

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN HỌC VIỆN IT
MST: 0108733789
Tổng đài hỗ trợ: 024 3566 8686 – Hotline: 0981 223 001
Facebook: www.fb.com/hocvienit

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_HOCVIENiT

Tham gia cộng đồng Học viện IT.vn tại: https://www.facebook.com/groups/www.hocvienit.vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
Học viện IT.vn – Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!